MỘT SỐ HÌNH THỨC SÙNG KÍNH ĐẶC BIỆT
LÒNG THƯƠNG XÓT CHÚA
Chúa Giêsu đã chỉ cho chị Faustina một số hình thức
sùng kính đặc biệt, để qua đó, người ta có thể tới gần trái tim đầy lòng thương
xót Chúa, và kéo ơn Chúa xuống trên họ.
1. Tôn kính Ảnh Chúa
Ngày 22-2-1931 trong một thị kiến, chị thấy Chúa Giêsu
trong y phục màu trắng, tay phải Chúa giơ lên ban phép lành, tay trái Chúa đặt
nơi ngực, gần trái tim, nơi có hai luồng sáng tỏa ra: một màu đỏ, một màu trắng
nhạt.
Chị hỏi Chúa về ý nghĩa hai luồng sáng đó, thì được
Chúa trả lời:
Hai luồng sáng biểu thị cho máu
và nước: luồng trắng nhạt chỉ nước, nó làm cho linh hồn nên công chính. Luồng
đỏ chỉ máu, đó là sự sống của linh hồn. Hai luồng sáng này được ban ra do lòng
thương xót vô bờ của trái tim Ta, mà người lính đã lấy đòng đâm thủng, khi Ta
bị treo trên thập giá... phúc cho những linh hồn nào luôn biết nương náu trong
nơi trú ẩn này, vì cánh tay công thẳng của Thiên Chúa sẽ không đánh phạt họ.
Chúa nói: giá trị của tấm ảnh này là ơn phúc của Ta.
Đó là một nhắc nhở về lòng thương xót của Ta. Ta ban cho con người con tàu để
đưa họ tới suối nguồn thương xót của Ta và múc lấy mọi ơn phúc. Con tàu đó là “tấm
ảnh” này, với hàng chữ: “Lạy Chúa Giêsu, con tín thác vào Chúa”.
Tấm ảnh này đã được truyền đi khắp thế giới.
Chúa nói: “Ta hứa, nếu ai tôn kính tấm ảnh này, sẽ
không bị hư mất. Ta cũng hứa sẽ giúp linh hồn đó toàn thắng các kẻ thù trong
cuộc sống, nhất là trong giờ lâm tử. Ta sẽ bảo vệ, gìn giữ linh hồn đó như là
của riêng Ta vậy. Tấm ảnh này là nguồn vô tận các ân sủng cho mọi gia đình. Hãy
treo ảnh này trong gia đình của con và để chân dung Ta trở thành phương thế
Kitô hóa và bảo vệ gia đình của con. Tấm ảnh này cần được đặt để nơi nào trong
gia đình của con mà kẻ ra người vào hàng ngày có thể chiêm ngắm được. Ta mong
muốn tấm ảnh này trước hết được tôn kính trong nhà nguyện của con, rồi trên
toàn thế giới”.
2. Mừng lễ kính lòng thương xót Chúa
Một dấu chỉ khác cho tình yêu đầy
khoan dung của Chúa là ngày lễ mà Ngài đặt tên là: “Lễ kính nhớ lòng thương xót
Chúa”.
-
Chúa nói với chị:
“Ta muốn tấm ảnh này được long trọng làm phép vào ngày Chúa Nhật II Phục Sinh:
Chúa Nhật đó là lễ kính lòng thương xót của Ta. Ta muốn lễ này trở nên chốn náu
thân và bình phong cho hết linh hồn, cách riêng cho các tội nhân khốn khổ. Trong
ngày này, vực thẳm lòng thương xót của Ta sẽ được mở ra. Ta sẽ đổ tràn cả đại
dương ân sủng xuống các linh hồn, những kẻ tìm đến lòng thương xót của Ta. Linh
hồn nào đi xưng tội và rước lễ sẽ nhận được ơn tha tội triệt để cả tội lỗi lẫn
hình phạt. Lễ kính lòng thương xót bắt nguồn từ sâu thẳm lòng thiết ái của Ta.
Ước muốn của Ta là: lễ này phải được cử hành vào Chúa Nhật II Phục Sinh”.
-
Lần khác Chúa nói: “Con ơi! Hãy nói cho loài người biết là ngày lễ kính
lòng thương xót của Ta bắt nguồn từ cõi sâu thẳm của lòng Ta. Ta muốn đem sự an
ủi cho toàn thế giới”.
-
Lần khác Chúa lại
nói: “Không một linh hồn nào được sự công chính hóa nếu họ không quay về với
lòng thương xót của Ta trong sự tín thác. Chính vì thế mà Chúa Nhật II Phục
Sinh được đặt làm đại lễ kính lòng thương xót. Đến ngày đó, các linh mục phải
nói cho tất cả mọi người biết lòng thương xót bao la khôn lường của Ta. Ta đặt
con làm quản lý lòng thương xót này. Con hãy làm tất cả những gì con có thể cho
sự rao truyền lòng thương xót. Ta sẽ ban cho loài người một hy vọng cuối cùng
để được ơn cứu độ, đó là cầu viện tới lòng thương xót của Ta. Trái tim Ta lấy
làm hoan hỉ về ngày lễ kính này”.
-
Ngày 30-4-2000,
trong bài giảng lễ phong thánh cho chị Faustina, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II
đã thiết lập lễ kính lòng thương xót Chúa trong toàn thể Giáo Hội. Ngài nói:
“Thật là quan trọng việc chúng ta đón nhận trọn vẹn sứ điệp đến với chúng ta từ
Lời Chúa của ngày Chúa Nhật II Phục Sinh, ngày mà từ nay khắp Hội Thánh sẽ gọi
là Chúa Nhật của lòng thương xót Chúa”.
3. Làm Tuần Cửu Nhật mừng lễ kính lòng thương xót
của Chúa vào Chúa Nhật II Phục Sinh
Ngày Thứ Sáu Tuần Thánh năm 1937, Chúa Giêsu yêu cầu
chị Faustina làm Tuần Cửu Nhật từ Thứ Sáu Tuần Thánh cho đến Thứ Bảy Tuần Bát
Nhật Phục Sinh để chuẩn bị mừng lễ kính lòng thương xót Chúa. Chính Chúa đã đọc
cho chị viết ý chỉ cầu nguyện cho mỗi ngày, nghĩa là mỗi ngày chị dâng lên Chúa
một loại linh hồn khác nhau và dìm họ vào đại dương thương xót của Chúa, để nài
xin Chúa Cha, nhờ sức mạnh cuộc thương khó của Ngài mà ban hồng ân cho họ.
Chúa hứa: “Ta sẽ không từ chối bất cứ linh hồn nào mà
con đem đến mạch suối thương xót của Ta. Mỗi ngày, con xin với Chúa Cha, nhân
danh cuộc khổ nạn của Ta, Ta sẽ ban ơn phúc trên những linh hồn ấy”.
v
Tuần Cửu Nhật
kính lòng thương xót Chúa:
-
Ngày thứ Nhất
(Thứ Sáu Tuần Thánh)
+
Cầu cho toàn nhân
loại, nhất là người tội lỗi.
-
Ngày thứ Hai (Thứ
Bảy Tuần Thánh)
+
Cầu cho linh mục
và tu sĩ.
-
Ngày thứ Ba (Chúa
Nhật Phục Sinh)
+
Cầu cho những
linh hồn trung thành và đạo đức.
-
Ngày thứ Tư (Thứ
Hai tuần Bát Nhật Phục Sinh)
+
Cầu cho những
người ngoại giáo và những người chưa nhận biết Chúa.
-
Ngày thứ Năm (Thứ
Ba tuần Bát Nhật Phục Sinh)
+
Cầu cho những
người lạc giáo và ly giáo.
-
Ngày thứ Sáu (Thứ
Tư tuần Bát Nhật Phục Sinh)
+
Cầu cho những
linh hồn hiền lành, khiêm nhường và các trẻ thơ.
-
Ngày thứ Bảy (Thứ
Năm tuần Bát Nhật Phục Sinh)
+
Cầu cho những
linh hồn sùng kính và làm sáng danh lòng thương xót Chúa.
-
Ngày thứ Tám (Thứ
Sáu tuần Bát Nhật Phục Sinh)
+
Cầu cho các linh
hồn nơi luyện ngục.
-
Ngày thứ Chín
(Thứ Bảy tuần Bát Nhật Phục Sinh)
+
Cầu cho các linh
hồn khô khan nguội lạnh.
4. Lần chuỗi thương xót
Chúa nói: “con hãy thúc giục các linh hồn đọc chuỗi
thương xót này mà Ta dạy cho con. Bất cứ ai đọc nó sẽ được sự thương xót dồi
dào vào giờ chết... Hãy giới thiệu chuỗi hạt này cho các tội nhân, vì đó là hy
vọng cuối cùng của họ. Cho dù tội nhân nào hết sức chai đá cứng lòng, nếu kẻ ấy
chịu đọc chuỗi này thì sẽ nhận được ân huệ từ lòng thương xót vô biên của Ta.
Qua chuỗi hạt này, các con sẽ nhận được bất cứ sự gì miễn là điều các con xin
hợp với ý muốn của Ta”. “Ôi! Ta sẽ ban những ơn sủng lớn lao biết bao cho những
linh hồn nào lần chuỗi thương xót này. Đọc chuỗi này, con đã thực hiện việc đem
nhân loại đến gần Ta hơn”.
Nhờ chuỗi hạt này, chị đã hoán cải được rất nhiều
người tội lỗi, giúp người hấp hối được ơn chết lành.
v
Cách thức đọc chuỗi lòng thương xót Chúa
(chuỗi
kinh lòng thương xót Chúa khi đọc có thể dùng một chuỗi hạt 50 thông thường)
-
Kinh Chúa Thánh
Thần
-
Kinh khởi xướng:
Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã chết nên nguồn sống đã trào ra
cho các linh hồn, và đại dương lòng thương xót đã rộng mở cho toàn thế giới. Ôi
nguồn sống, ôi tình thương vô bến bờ, xin hãy mở lòng Chúa ra mà bao bọc chúng
con và toàn nhân loại. (1319)
Kính lạy Máu và Nước đã tuôn ra từ Trái Tim Chúa
Giêsu, xin hãy nên như nguồn thương xót chúng con. Lạy Chúa con tin cậy nơi
Chúa. (84)
-
Đọc 1 kinh: Lạy
Cha, Kính Mừng, Tin Kính
Khi gặp hạt lớn hãy đọc (đọc trước mỗi chục)
X. Lạy Cha Hằng Hữu, con xin dâng lên Cha Mình và Máu,
linh hồn và Thần Tính của con rất yêu dấu Cha, là Đức Giêsu Kitô Chúa chúng
con.
Đ. Để đền vì tội lỗi chúng con và toàn thế giới
-
Khi gặp mười hạt
nhỏ, hãy đọc: (đọc 10 lần)
X. Vì cuộc khổ nạn và đau thương của Chúa Giêsu Kitô
Đ. Xin Cha thương xót chúng con và toàn thế giới.
-
Khi hết 50 kinh,
đọc 3 lần:
X. Lạy Đấng Chí Thánh là Thiên Chúa toàn năng, hằng hữu.
Đ. Xin thương xót chúng con và toàn thế giới.
5. Tôn kính giờ tử nạn của Chúa – Giờ thương xót vô
biên
Chúa Giêsu yêu cầu chị ghi lại: “vào lúc 3 giờ chiều,
giờ đánh dấu Ngài trút hơi thở cuối cùng và chết trên Thập giá, con hãy khẩn
cầu lòng thương xót của Ta cho các tội nhân cách riêng, và nếu có thể trong
giây lát, con hãy trầm mình vào cuộc khổ nạn của Ta, đặc biệt lúc Ta bị bỏ rơi
trong cơn hấp hối”.
Đây là giờ ân sủng của toàn thế giới. Lòng thương xót
vượt thắng cả công lý. Con ơi hãy thu xếp đi Đàng Thánh Giá vào giờ này, hoặc
đến Nhà nguyện thờ lạy Trái Tim Ta đang ngự trong Bí tích yêu thương, một Trái
Tim đầy lòng thương xót. Ta yêu cầu hết mọi tạo vật tôn sùng lòng thương xót
của Ta.
Hãy đọc lời nguyện này: “Kính lạy Máu và Nước đã tuôn
trào từ Thánh Tâm Chúa Giêsu, như thác nguồn thương xót chúng con. Con tín thác
vào Chúa”.
¶¶
¶
KINH CẦU XIN LÒNG THƯƠNG XÓT CHÚA
Lạy Cha,/ Đấng đầy lòng trắc ẩn,/ Đấng duy nhất tốt
lành,/ con chạy đến van xin lòng thương xót của Cha,/ mặc dù tội lỗi con to
lớn/ và sự xúc phạm thì quá nhiều./ Con vẫn tín thác vào lòng thương xót của
Cha,/ bởi vì Cha là Đấng xót thương. Từ xưa tới nay,/ chưa từng nghe có người nào
tìn thác vào Cha mà bị thất vọng.
Lạy Cha từ bi,/ chỉ mình Cha mới phán xét con,/ Cha
không bao giờ từ chối/ khi con thống hối ăn năn/ chạy tới Lòng Thương xót của
Cha,/ nơi mà chưa một linh hồn nào bị từ chối,/ mặc dù họ là một linh hồn vô
cùng tội lỗi./ Lời Chúa Giêsu/ Con Cha đã bảo đảm với con rằng:/ “Thà rằng đất
trời này biến ra không,/ nhưng lòng thương xót của Ta luôn ấp ủ mọi linh hồn
tín thác”.
Lạy Chúa Giêsu/ là bạn tri kỷ của những trái tim lẻ
loi cô độc,/ Chúa là Thiên Đàng,/ là Đấng cứu rỗi,/ là sự an bình trong những
phút giây buồn phiền/ giữa biển hoang mang nghi ngại. Chúa là ánh sáng chiếu
soi bước đường con đi./ Chúa là tất cả của mọi linh hồn cô độc./ Chúa biết sự
yếu mềm của chúng con,/ và giống như một danh y tốt,/ Chúa an ủi và chữa lành
những đau đớn của chúng con./ Amen.
LỜI TẬN HIẾN
Lạy Chúa Giêsu,/ từ nay chúng con xin hoàn toàn tận
hiến cho Chúa./ Trong bàn tay từ ái Chúa,/ chúng con dâng hiến trọn vẹn quá
khứ,/ hiện tại và tương lai của chúng con./ Lạy Chúa Giêsu,/ từ nay xin Chúa
hãy săn sóc,/ bảo vệ,/ chở che gia đình của chúng con./ Xin giúp chúng con trở
thành những người con ngoan hiền của Chúa/ và của Mẹ Maria rất Thánh,/ Mẹ
Chúa./ Qua diện mạo của Chúa đây,/ xin Lòng Thương xót của Chúa chiến thắng mọi
thế lực ác thần trên thế gian./ Xin cho những ai khi sùng kính Lòng Thương xót
của Chúa sẽ không bị hủy diệt./ Xin Lòng Thương xót của Chúa trở thành niềm vui
của họ ngay đời này,/ là niềm hy vọng trong lúc sinh thì/ và là vinh quang của
họ trong cuộc sống vĩnh hằng./ Chúng con cầu xin/ nhờ Đức Kitô, Chúa chúng
con./ Amen.
=====//////=====
Lm. Giuse Phạm Thanh Minh