PHONG TRÀO THIẾU NHI THÁNH THỂ VIỆT NAM
-PHONG TRÀO THIẾU NHI
-CÁC BÀI HÁT
-NGHIÊM TẬP HÀNG ĐỘI
-SA MẠC HUẤN LUYỆN
-LỬA THIÊNG THÁNH THỂ
HỌC HỎI PHONG TRÀO THIẾU NHI THÁNH THỂ
I. Nguồn Gốc – Mục Đích – Tôn Chỉ
1. H. Nguồn gốc và danh xưng của phong trào là gì?
T. Phong trào Thiếu Nhi Thánh Thể khởi đầu mang tên là Nghĩa Binh Thánh Thể, là chi nhánh của Hội Tông Đồ Cầu Nguyện, dành cho tuổi trẻ do linh mục Bessières dòng Tên lập tại Pháp vào khoảng năm 1915 theo tinh thần Thông Điệp Quam Singulari của Đức Giáo Hoàng Piô X cỗ võ và ban phép cho trẻ em chịu lễ sớm.
T. Phong trào Thiếu Nhi Thánh Thể khởi đầu mang tên là Nghĩa Binh Thánh Thể, là chi nhánh của Hội Tông Đồ Cầu Nguyện, dành cho tuổi trẻ do linh mục Bessières dòng Tên lập tại Pháp vào khoảng năm 1915 theo tinh thần Thông Điệp Quam Singulari của Đức Giáo Hoàng Piô X cỗ võ và ban phép cho trẻ em chịu lễ sớm.
2. H. Nguồn gốc của phong trào Nghĩa Binh Thánh Thể Việt
Nam thế nào?
T. Phong
trào Nghĩa Binh Thánh Thể Việt Nam được các linh mục dòng Xuân Bích (Saint
Sulpice) thành lập đầu tiên năm 1929 tại trường thày dòng “École Puginier” ở Hà
Nội, mang mục đích thuần túy đạo đức.
- Qua thời
gian hoạt động phát triển ở khắp các giáo phận, Nghĩa Binh Thánh Thể cho ra bản
nội quy đầu tiên năm 1964, và đổi danh xưng thành Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Việt
Nam, đặt nặng mục đích giáo dục giới trẻ.
- Trước đà
tiến không ngừng của Đoàn, và để đáp ứng nhu cầu giáo dục giới trẻ ngày càng hữu
hiệu hơn, một bản nội quy mới cho Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Việt Nam đã ra đời,
và được Hội Đồng Giám Mục Việt Nam chuẩn y vào tháng 1 năm 1971, đổi tên là Tổng
Liên Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Việt Nam.
3. H. Mục đích của
phong trào Thiếu Nhi Thánh Thể là gì?
T. Phong trào Thiếu Nhi Thánh Thể được thực hiện nhằm
hai mục đích tổng quát:
a/ Đào luyện những thanh thiếu niên trở thành những
con người kiện toàn và những Kitô hữu hoàn hảo.
b/ Đoàn ngũ hoá và hướng dẫn thanh thiếu niên loan
truyền Tin Mừng Chúa Kitô và góp phần xây dựng xã hội. Trong chiều hướng trên
phong trào đã tận dụng hai phương pháp tự nhiên và siêu nhiên để hướng dẫn và
đào tạo giới trẻ.
4. H. Khẩu hiệu của Thiếu Nhi Thánh Thể là gì?
T. Bốn khẩu hiệu truyền thống của Nghĩa Binh Thánh Thể
là:
- Cầu nguyện
và làm Tông đồ: được rút ra từ tôn chỉ của hội cầu nguyện tại Rôma.
- Yêu kính
Thánh Thể và việc năng rước lễ: dựa theo thông điệp của Đức Giáo Hoàng Piô X.
- Hy sinh:
dựa theo tinh thần Đạo Binh Thánh Giá, hiến thân bảo vệ Hội thánh.
5. H. Tôn chỉ của Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể là gì?
T. Tôn chỉ của Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể được thực
hiện qua những việc sau đây:
a/ Sống lời Chúa, và kết hợp với Chúa Giêsu Thánh Thể
qua bốn việc làm: cầu nguyện, rước lễ,
hy sinh, và làm việc Tông đồ, với sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần, cách riêng
làm việc Tông đồ cho giới trẻ. Lý do vì công đồng Vatican II dạy rằng: “Giới trẻ
phải làm việc Tông đồ trước tiên và trực tiếp cho giới trẻ” (SL. Tông đồ Giáo
Dân, số 12)
b/ Yêu mến và tôn kính Đức Mẹ Maria, Mẹ Chúa Thánh
Thể, nhờ Mẹ, chúng ta đón nhận Chúa và đem Chúa vào đời một cách tuyệt hảo.
c/ Tôn kính các thánh tử đạo Việt Nam: noi gương và
nên chứng tá Tin Mừng Chúa Kitô, như các Ngài.
d/ Yêu mến và vâng phục vị đại diện Chúa Kitô là Đức
Giáo Hoàng, thủ lãnh của Thiếu Nhi Thánh Thể. Đồng thời cầu nguyện và thực hiện
những ý chỉ hàng tháng của Ngài.
e/ Thăng tiến con người nhân bản: bảo tồn và phát
huy truyền thống văn hoá tốt đẹp và duy trì các đức tính của dân tộc Việt Nam.
6. H. Nền tảng và lý tưởng của Phong Trào Thiếu Nhi
Thánh Thể là gì?
T. - Nền tảng
của Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể là lấy lời Chúa trong Kinh Thánh và Giáo huấn
của Giáo hội qua Đức Thánh Cha, các Giám Mục và linh mục, làm nền tảng để giáo
dục và hướng dẫn giới trẻ trong các hoạt động.
- Lý tưởng
của Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể là nhận Chúa Giêsu Thánh Thể là trung tâm điểm.
Nguồn sống thiêng liêng và lý tưởng khuôn mẫu sống động của đời mình.
7. H. Ích lợi của Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể là gì?
T. Có thể sánh ví Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể như
“Vườn ươm trồng” các mầm non của Giáo hội,
cũng được gọi là “trường dự bị huấn luyện Công Giáo tiến hành”. Phong Trào sẽ
chuẩn bị cho thiếu nhi nên người công giáo thánh thiện, trưởng thành; sẽ cung cấp
cho các hội đoàn trong giáo xứ cũng như Giáo hội những vị Tông đồ nhiệt thành
mai này.
II. Tổ Chức Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể.
8. H. Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể được tổ chức thế
nào?
T. Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể gồm 4 ngành:
- Ngành Ấu
- Ngành Thiếu
- Ngành Nghĩa
- Ngành Hiệp Sĩ.
- Mỗi ngành (Ấu, Thiếu, Nghĩa, Hiệp) chia ra từng đội
gồm 8-10 em. Do một đội trưởng đứng đầu.
- Từ 3-5 đội nam họp thành chi đoàn nam.
- Từ 3-5 đội nữ họp thành chi đoàn nữ.
- Chi đoàn Nam-Nữ trong một xứ (họ đạo) họp thành
Đoàn.
- Nhiều Đoàn trong một hạt họp thành Liên Đoàn.
- Nhiều Liên Đoàn họp thành Thiếu Nhi Thánh Thể Giáo
Phận.
- Các Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể trong các Giáo
Phận họp thành Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể toàn quốc.
9. H. Khẩu hiệu của các ngành là gì?
T. - Ấu Nhi với khẩu hiệu ngoan, từ 7-9 tuổi (lớp 2-4)
là Ấu Nhi chính thức. Tuy nhiên, tùy hoàn cảnh và nhu cầu có thể nhận các em 6
tuổi là Ấu Non.
- Thiếu Nhi với khẩu hiệu Hy Sinh, từ 10-13 tuổi (lớp
5-8)
- Nghĩa Sĩ với khẩu hiệu Chinh Phục, từ 14-17 tuổi
(lớp 9-12)
- Hiệp Sĩ với khẩu hiệu Dấn Thân, từ 18 tuổi trở lên
(Đại học)
Mỗi ngành có một ngành trưởng và một ngành phó, điều
khiển công việc các ngành.
Nếu địa phương nào không có Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể
mà có nhiều liên toán Hiệp Sĩ hợp lại thì gọi là ngành Hiệp Sĩ biệt lập.
10. H. Thiếu
Nhi Thánh Thể chia thành mấy cấp bậc?
T. Thiếu Nhi Thánh Thể chia thành 2 cấp bậc:
- Cấp tập sự gồm những em mới vào hội.
- Cấp chính thức gồm những em đã tuyên hứa. Cấp
chính thức này gồm có ba năm.
11. H. Dấu hiệu
Thiếu Nhi Thánh Thể có ý nghĩa gì?
T. Dấu hiệu Thiếu Nhi Thánh Thể có hình tròn, chỉ
hình bánh, có chữ: “Đây Bánh Nuôi Thánh Thần” bằng tiếng La-tinh; cây thánh giá
chỉ sự hãm mình chịu khó; giữa thánh giá có chén lễ, hai chữ C.E có nghĩa là
Thiếu Nhi Thánh Thể.
12. H. Khi
nào thiếu nhi mang dấu hiệu?
T. Khi mặc đồng phục; nhưng ngoài ra thiếu nhi cũng
nên mang dấu hiệu luôn, nhất là khi đi nhà thờ, luôn sống xứng nên thiếu nhi của
Chúa Thánh Thể.
13. H. Cách chào
của Thiếu Nhi Thánh Thể có ý nghĩa gì?
T. Thiếu Nhi Thánh Thể chỉ có cách chào duy nhất áp
dụng cho tất cả các thành viên các cấp.
- Cách chào: đứng thế nghiêm, đưa bàn tay phải lên
ngang vai: lòng bàn tay hướng về phía trước mặt, bốn ngón thẳng sát vào nhau,
ngón tay cái ép vào giữa lòng bàn tay, cánh tay trong hợp với thân mình một góc
30 độ, cánh tay ngoài song song với thân mình. Khi chào xong hạ cánh tay và
xuôi về thế nghiêm.
- Khi chào cấp trên phải chờ tới khi được chào lại
em mới hạ tay xuống.
- Cách chào khi cầm cờ: chuyển cờ chéo sang bên tay
trái (chân cờ vẫn giữ nguyên vị trí ở đầu ngón cái chân phải) và chào như trên.
- Ý nghĩa Thủ hiệu chào: Bốn ngón tay xếp đều chỉ 4
khẩu hiệu của Thiếu Nhi Thánh Thể: cầu nguyện, rước lễ, hy sinh và làm tông đồ.
Ngón cái ép vào lòng bàn tay chỉ sự quyết tâm gìn giữ và thi hành 4 điều trên.
14. H. Đồng
phục của Thiếu Nhi Thánh Thể như thế nào?
T. Bộ đồng phục của Thiếu Nhi Thánh Thể gồm:
- Áo sơ mi trắng ngắn tay, có cầu vai, hai túi có nắp
và sống ở giữa.
- Quần dài hay ngắn màu xanh biển đậm. Phái nữ có thể
mặc Jupe xanh biển đậm.
- Khăn quàng theo màu của ngành.
- Giầy Bata hay giầy vải.
- Có thể dùng mũ Casquette theo mầu khăn quàng.
15. H. Các
màu khăn quàng Thiếu Nhi Thánh Thể thế nào?
T. - Khăn quàng Ấu Nhi: màu xanh lá mạ, phía sau có
hình thánh giá đỏ. Cũng như một lá non trên cành cây đang vươn mình lớn lên,
các em luôn trông cậy vào cha mẹ và
phó thác vào Chúa.
- Khăn quàng Thiếu Nhi: màu xanh biển, phía sau có
hình thánh giá đỏ, tượng trưng cho một sức sống riêng mạnh như trời xanh biển rộng
và một hy vọng lớn lao cho tương lai.
- Khăn quàng Nghĩa Sĩ: màu vàng nghệ, phía sau
có hình thánh giá đỏ, tượng trưng cho
bình minh đang ló rạng soi đường đi lối bước được thể hiện ra bên ngoài.
- Khăn quàng Hiệp Sĩ: màu nâu, phía sau có hình
thánh giá đỏ.
- Khăn quàng Cha Tuyên Úy: màu trắng, viền đỏ, phía sau có hình thánh giá đỏ, khăn trắng
là màu trong sạch, tượng trưng cho sự trong sáng của người đại diện Chúa luôn
hướng dẫn đoàn.
- Khăn Huynh Trưởng: màu đỏ, viền vàng, phía sau có
hình thánh giá đỏ, màu của máu tượng trưng cho sự hy sinh, gian khổ, vất vả mà
Huynh Trưởng và Trợ Úy phải chấp nhận để hướng dẫn các em đến với Chúa.
Khăn quàng Đội Trưởng: có hai viền (Ấu Nhi và Thiếu
Nhi: viền màu vàng; Nghĩa Sĩ viền màu đỏ) màu khăn như đội viên.
- Khăn quàng Đội Phó: có 1 viền, màu khăn như đội
viên.
16. H. Đội là
gì?
T. Đội là đơn vị căn bản của Đoàn, gồm từ 8-10 đội
viên cùng lứa tuổi, trình độ, sinh hoạt với nhau, giúp nhau học hỏi và sống luật
Chúa và Giáo hội, do đó, đội có thể ví như một thân thể hay một gia đình.
Mỗi người phải biết thương yêu nhau, tích cực tham
gia các sinh hoạt thì đội mới tiến bước được, nói rộng hơn chi đoàn, đoàn tiến
bước được khi đội sinh hoạt tốt.
17. H. Tại sao trong mỗi đội phải chia mỗi người một
chức vụ?
T. Vì mỗi người có một khả năng riêng trong khi sinh
hoạt, hơn nữa một người không thể làm hết được tất cả mọi công việc trong đội.
18. H. Đội cần
những chức vụ gì?
T. Đội trưởng, đội phó, thư ký, thủ quỹ và các chức
vụ khác như quản trò, y tá, quản ca.
19. H. Nhiệm
vụ trong đội thế nào?
T. Nhiệm vụ đội trưởng lo điều khiển chung mọi công
việc trong đội (dạy phong trao hay đời sống tôn giáo nhất là biết phân chia
công tác) khích lệ, nhắc nhở đội viên đi sinh hoạt và thi hành nhiệm vụ chu
đáo.
- Nhiệm vụ đội phó giúp đội trưởng trông coi đội và
điều khiển đội khi đội trưởng vắng mặt. Huấn luyện đội viên mới gia nhập.
- Nhiệm vụ của thư ký: giữ sổ sách của đội, giữ bó
hoa thiêng, lập các biên bản và phúc trình cho chi đoàn cuối tháng.
- Nhiệm vụ của thủ quỹ: thu tiền quỹ đội, giữ sổ thu
chi của đội, giữ gìn các dụng cụ của đội như lều, cọc, dây...
20. H. Khung
mẫu chương trình họp đội như thế nào?
T. - Khai mạc (5 phút)
+ Tập họp: đội phó tập họp đội viên thành vòng tròn,
ra mời đội trưởng và cho tất cả chào đội trưởng
+ Đọc kinh dâng ngày và câu lạy: đội phó làm dấu, xướng
kinh dâng ngày và câu lạy: “Lạy Thánh Thể Chúa Giêsu, xin hiệp nhất chúng con”.
Sau đó bắt hát ca đội (nếu có).
+ Đọc một điều tâm niệm Thiếu Nhi Thánh Thể: cho mỗi
đội viên thay phiên nhau đọc mỗi lần họp. Đọc xong, đội trưởng nói rõ ý nghĩa
và nhắc nhở đội viên thực hiện điều tâm niệm đó.
- Nghị sự (15 - 45’ tùy ngành)
Nên xen kẽ các mục nghị sự bằng những bài hát, vũ điệu,
trò chơi vui... nhưng phải để ý đến thời gian sao cho hợp lý đừng thái quá.
+ Báo cáo:
· Thư ký báo
cáo sĩ số (vắng có phép hoặc không phép).
· Thủ quĩ
báo cáo Bó Hoa Thiêng và tài chánh (chi, thu)
+ Huấn luyện:
· Huấn luyện
chuyên môn: Vũ điệu, băng reo, bài hát: đội trưởng tùy nghi xếp đặt người huấn
luyện.
· Ôn tập: ôn
lại những bài học trong họp chi đoàn, hoặc giải thích lại những gì đội chưa rõ.
Khi cần, đội trưởng có thể mời một số huynh trưởng tới giúp ôn tập.
· Riêng ngành
Nghĩa, thêm phần chia sẻ về những vấn đề được chi đoàn trưởng chỉ định.
+ Sinh hoạt đội:
· Thu và
phát bó hoa thiêng (thủ quỹ phụ trách)
· Đóng quĩ
(thủ quĩ phụ trách)
· Công tác
trong tuần (đội trưởng phụ trách)
- Bế mạc (khoảng 5 phút)
+ Kinh sáng danh
+ Câu lạy:
· Lạy trái
tim vẹn sạch Đức Bà Maria – cầu cho chúng con.
· Các Thánh
tử đạo Việt Nam – cầu cho chúng con.
· Nếu tên đội
là 1 vị Thánh, có thể thêm câu lạy vị Thánh đó. Vd: Thánh Têrêsa – cầu cho
chúng con.
+ Hát ca tạm biệt
+ Hô khẩu hiệu đội - rồi chào giải tán.
III. Tinh Thần Thiếu Nhi Thánh Thể
21. H. Sống trong phong trào, Thiếu Nhi Thánh Thể,
phải có ý gì?
T. Phải có ý yêu mến Chúa Giêsu Thánh Thể hết lòng,
sốt sáng lo việc truyền giáo, và sẵn sàng sống theo bốn khẩu hiệu của Phong
Trào.
22. H. Bốn khẩu hiệu của Phong Trào là gì?
T. Bốn khẩu hiệu của Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể
là cầu nguyện, rước lễ, hy sinh, làm Tông đồ.
23. H. Khẩu hiệu vắn tắt của Phong Trào là gì?
T. Khẩu hiệu vắn tắt của Thiếu Nhi Thánh Thể là hy
sinh.
24. H. Hằng ngày Thiếu Nhi Thánh Thể phải làm gì?
T. Sáng thức dậy, Thiếu Nhi Thánh Thể làm dấu Thánh
Giá, đọc kinh dâng ngày cho sốt sáng. Rồi nếu có thể thì đi dâng lễ, rước lễ;
Trong ngày hãy siêng năng cầu nguyện, viếng Chúa, rước lễ thiêng liêng, hãm
mình, lần hạt, đi đàng Thánh giá, làm gương sáng Tông đồ, và đến tối thì nhớ
ghi kho thiêng liêng.
25. Kinh Dâng Ngày
Lạy Trái Tim cực Thánh Đức Chúa Giêsu, con nhờ Trái
Tim cực sạch Đức Bà Maria mà dâng cho trái tim Chúa: mọi lời con cầu xin, mọi
việc con làm, mọi sự khó con chịu trong ngày hôm nay. Cho được đền vì tội lỗi
con và cầu nguyện theo ý Chúa. Khi dâng mình tế lễ trên bàn thờ, con lại dâng
các sự ấy cho trái tim Chúa có ý cầu nguyện cách riêng theo ý Đức Giáo Hoàng.
Amen.
26. Kho thiêng liêng (bó hoa thiêng)
Là một Thiếu Nhi Thánh Thể, em cố gắng thực hành “Bó
hoa thiêng liêng” chính là sống Ngày Thánh Thể.
Bó hoa thiêng là làm những việc như: Dâng ngày, dâng
lễ, rước lễ, viếng Thánh Thể, rước lễ thiêng liêng, lần chuỗi, lời nguyện tắt,
việc thiện, bác ái.
Em hãy ghi vào bó hoa thiêng mỗi tối trước khi đi ngủ.
Em là thiếu nhi luôn ghi thành thật để biết mình đã
tiến thế nào.
BÓ HOA THIÊNG LIÊNG
Dâng kính Chúa
Thánh Thể Tuần thứ:
Việc làm trong
ngày 2 3 4 5 6 7 CN Cộng
Kinh sáng, kinh
tối
Dự lễ, rước lễ
Rước lễ thiêng
liêng
Tưởng nhớ tới
Chúa
Đọc kinh Mân côi
Hy sinh tự nguyện
Đọc sách Thánh
Giúp đỡ người ta
27. 10 điều tâm niệm của Thiếu Nhi
Đoàn viên Thiếu Nhi Thánh Thể luôn ghi nhớ và thực
thi mười điều tâm niệm sau:
- Thiếu nhi mỗi sáng dâng ngày
Điểm tô đời sống hương bay nguyện cầu.
- Thiếu Nhi Thánh Thể nhiệm mầu
Tôn sùng rước lễ, nhà chầu viếng thăm.
- Thiếu Nhi Thánh Giá Chúa nằm
Nhìn lên phấn khởi chuyên cần hy sinh.
- Thiếu Nhi nhờ Mẹ đinh ninh
Quyết làm gương sáng xứng danh Tông đồ.
- Thiếu Nhi mọi việc nhỏ to
Tinh thần vâng phục chuyên lo đậm đà.
- Thiếu Nhi đằm thắm nết na
Nói năng hành động
nõn nà trắng trong.
- Thiếu Nhi bác ái một lòng
Tim luôn quảng
đại mới mong giúp người.
- Thiếu Nhi ngay thẳng trọn đời
Nói làm đúng mực người người tin yêu.
- Thiếu Nhi dù khó trăm chiều
Chu toàn bổn phận mọi điều chăm chuyên.
- Thiếu nhi thực hiện hoa thiêng
Chép ghi mỗi tối cộng biên mỗi tuần.
28. H. Mỗi ngày Thiếu Nhi làm gì để dâng kính Đức
Maria; Nữ Vương của Phong Trào?
T. Mỗi ngày Thiếu Nhi đọc một kinh lạy cha, 10 kinh
kính mừng và một kinh sáng danh để kính nhớ Đức Maria.
29. H. Hàng tuần Thiếu Nhi nhớ làm gì?
T. Hàng tuần thiếu nhi nhớ dự lễ của Đoàn, lo đi họp
Đội, họp Đoàn, cộng kho thiêng liêng đem nộp và nhận kho mới.
30. H. Hội họp có phải là việc quan trọng không?
T. Hội họp là sinh hoạt quan trọng của phong trào,
vì nhờ đó, thiếu nhi sẽ được học tập, và nhắc nhở thêm về đạo đức, về tư cách
và về phong trào. Do đó thiếu nhi phải đi họp đủ mặt luôn và phải nghiêm trang
chăm chỉ trong giờ họp.
31. H. Thiếu Nhi sống trong đội trong đoàn thế nào?
T. Thiếu Nhi luôn hoà thuận vui tươi và yêu mến anh
chị em cùng đội cùng đoàn, vâng lời cấp trên, thi đua học hỏi và sống đoàn kết.
* * *
Lm. Giuse Phạm Thanh Minh
0 nhận xét:
Đăng nhận xét