Thứ Ba, 21 tháng 4, 2015

Lớp Giáo Lý Thêm Sức & Bao Đồng

GIÁO LÝ HỘI THÁNH CÔNG GIÁO



LỚP GIÁO LÝ THÊM SỨC & BAO ĐỒNG
PHẦN I: TUYÊN XƯNG ĐỨC TIN KITÔ GIÁO
BÀI 1: CON NGƯỜI CÓ KHẢ NĂNG NHẬN BIẾT THIÊN CHÚA
Những gì người ta có thể biết về Thiên Chúa, thì thật là hiển nhiên trước mắt họ, vì chính Thiên Chúa đã cho họ thấy rõ”. (Rm 1,19)
1/ H: Làm sao biết được những điều cần phải tin trong đạo?
T: Những chân lý Đức tin trong đạo, được gồm tóm  trong Kinh Tin Kính, là kinh tuyên xưng đức tin của người tín hữu.
2/ H: Giáo lý là gì?
T: Giáo lý là tất cả chân lý trong đạo mà người tín hữu cần biết và sống.
3/ H: Nội dung giáo lý công giáo gồm tóm những gì?
T: Gồm tóm bốn điều này:
+ Một là những chân lý phải tin.
+ Hai là những bí tích phải lãnh.
+ Ba là những giới răn phải giữ.
+ Bốn là những kinh nguyện phụng vụ phải thực hành.
4/ H: Ta phải sống ở đời này để làm gì?
T: Ta sống ở đời này để tìm hạnh phúc, và hạnh phúc thật là được hiệp thông với Thiên Chúa.
5/ H: Tại sao hạnh phúc thật chỉ có nơi Thiên Chúa?
T: Vì loài người được Thiên Chúa tạo thành, chính Người là cội nguồn và cùng đích ta phải tìm về để được hạnh phúc.
6/ H : Ta có thể nhận biết Thiên Chúa bằng cách nào?
T: Ta có thể nhận biết Thiên Chúa bằng hai cách này:
+ Một là nhờ nhìn xem vẻ đẹp và trật tự lạ lùng trong vũ trụ.
+ Hai là khi nhìn vào lòng mình, thấy có tiếng lương tâm bảo làm lành lánh dữ, có tự do và khát khao hạnh phúc vô biên.
7/ H: Nhận biết như vậy đã đầy đủ chưa?
T: Chưa, vì khả năng con người có giới hạn, nên có những mầu nhiệm phải nhờ Thiên Chúa tỏ lộ mới biết được, gọi là “mạc khải”.
8/ H: Mạc khải là gì?
T: Mạc là màn, khải là mở. Mạc khải là Thiên Chúa vén màn hé mở cho ta biết được các mầu nhiệm của Ngài. Nhờ đó, con người có thể đến với Thiên Chúa và hiệp thông với Người.
9/ H: Thiên Chúa mạc khải cho ta bằng cách nào?
T: Thiên Chúa dùng lời nói và hành động mà tỏ mình cho ta, qua các tổ phụ, các tiên tri, và sau cùng Người mạc khải trọn vẹn nơi Chúa Giêsu Kitô.
10/ H: Vì sao Chúa Giêsu Kitô là mạc khải trọn vẹn?
T: Vì Chúa Giêsu Kitô là Con Thiên Chúa giáng sinh làm người, là Lời duy nhất và toàn hảo nhất của Chúa Cha.
¶¶
BÀI 2: THÁNH KINH
Thuở xưa, Thiên Chúa đã dùng các tiên tri mà nói với cha ông chúng ta nhiều lần nhiều cách. Nhưng bây giờ, trong thời buổi cuối cùng này, Ngài đã dùng chính con của Người mà nói với chúng ta” (Dt 1,1-2)
(Kê cổ tiên hiền truyền chủ dụ
Nhi kim Thánh Tử đối dân đàm)
11/ H: Mạc khải được lưu truyền thế nào?
T: Mạc khải của Thiên Chúa được lưu truyền qua Kinh Thánh và Thánh Truyền.
12/ H: Kinh Thánh là gì?
T: Kinh là sách, Thánh là thuộc về Thiên Chúa. Kinh Thánh là sách Thánh, ghi chép mạc khải của Thiên Chúa, dưới sự linh hứng của Chúa Thánh Thần.
13/ H: Thánh Truyền là gì?
T: Thánh Truyền là mạc khải của Thiên Chúa mà Chúa Giêsu đã trao phó cho các Tông Đồ và các Đấng kế vị để giữ gìn, trình bày và rao giảng cách trung thành.
14/ H: Huấn Quyền là gì?
T: Huấn Quyền là quyền rao giảng của Hội Thánh, được Chúa Kitô trao phó để giải thích và áp dụng Lời Chúa.
15/ H: Ai là tác giả Kinh Thánh?
T: Thiên Chúa là tác giả Kinh Thánh và Người đã linh hứng cho một số người để họ viết những gì Người muốn mạc khải.
16/ H: Kinh Thánh gồm mấy phần?
T: Toàn bộ Kinh Thánh có 73 cuốn, gồm 2 phần:
+ Cựu Ước có 46 cuốn.
+ Tân Ước có 27 cuốn.
Trong đó bốn sách Tin Mừng là quan trọng nhất.
17/ H: Đâu là trọng tâm của toàn bộ Kinh Thánh?
T: Là Chúa Giêsu Kitô vì toàn bộ Kinh Thánh qui hướng về Chúa Kitô. Cựu ước nhằm loan báo và chuẩn bị cho Chúa Giêsu đến để hoàn tất công trình cứu độ trong Tân ước.
18/ H: Để hiểu đúng Kinh Thánh ta phải làm gì?
T: Ta cần khiêm nhường xin Chúa Thánh Thần soi sáng và theo sự hướng dẫn của Hội Thánh
19/ H: Hội Thánh tôn kính Kinh Thánh thế nào?
T: Hội Thánh luôn tôn kính Kinh Thánh như tôn kính Thánh Thể Chúa. Cả hai nuôi dưỡng và chi phối toàn thể đời sống Kitô giáo.
20/ H: Kinh Thánh có cần cho đời sống tín hữu không?
T: Rất cần, vì “không biết Kinh Thánh là không biết Chúa Kitô” (Thánh Giêrônimô). Bởi thế, ta phải siêng năng đọc, suy gẫm và đem ra thực hành (x. Mt 7,26).
¶¶
BÀI 3: CON NGƯỜI ĐÁP LỜI THIÊN CHÚA
Đức tin là bảo đảm cho những điều ta hy vọng, là bằng chứng cho những điều chúng ta không thấy” (Dt 11,1)
21/ H: Con người đáp lại mạc khải của Thiên Chúa thế nào?
T: Con người đáp lại mạc khải của Thiên Chúa bằng thái độ vâng phục của đức tin.
22/ H: Vâng phục của đức tin là gì?
T: Vâng phục của đức tin là:
+ Gắn bó bản thân với Thiên Chúa.
+ Tự nguyện đón nhận tất cả những chân lý mạc khải
+ Đồng thời, để Thiên Chúa làm chủ và hướng dẫn đời ta.
23/ H: Có những mẫu gương sáng chói nào về sự vâng phục đức tin?
T: Có hai mẫu gương sáng chói cho ta noi theo là tổ phụ Abraham và Đức Trinh Nữ Maria.
24/ H: Đức tin có những đặc điểm nào?
T: Đức tin vừa là hồng ân siêu nhiên của Thiên Chúa ban, vừa là hành vi con người có hiểu biết và tự do đáp ứng.
25/ H: Đức tin có tính cách cá nhân hay cộng đoàn?
T: Đức tin vừa có tính cách cá nhân vừa có tính cách cộng đoàn.
26/ H: Vì sao đức tin có tính cách cá nhân?
T: Vì đức tin là lời đáp trả tự do của mỗi người đối với Thiên Chúa là Đấng mạc khải.
27/ H: Vì sao đức tin có tính cách cộng đoàn?
T: Vì ta đón nhận và sống đức tin nhờ cộng đoàn dân Chúa. Hơn nữa, ta còn có nhiệm vụ thông truyền đức tin cho mọi người.
28/ H: Đức tin có cần thiết không?
T: Đức tin rất cần thiết để được cứu độ. Vì chính Chúa Giêsu đã dạy : “Ai tin và chịu phép rửa sẽ được cứu độ” (Mc 16,16).
29/ H: Những điều phải tin được tóm lược trong kinh nào?
T: Những điều phải tin được tóm lược trong Kinh Tin Kính.
30/ H: Tin vào Thiên Chúa là thế nào?
T: Tin vào Thiên Chúa là để cho Thiên Chúa hoàn toàn làm chủ đời ta. Ta mau mắn vâng lời Người và vững lòng chờ đợi mọi điều Người hứa cho ta.
¶¶
BÀI 4: THIÊN CHÚA DUY NHẤT
Nghe đây, hỡi Israel : Đức Chúa, Thiên Chúa chúng ta, là Đức Chúa duy nhất. Hãy yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của anh em hết lòng hết dạ, hết sức anh em” (Dnl 6,4-5)
31/ H: Đức tin công giáo dạy ta sự gì?
T: Dạy ta tin chỉ có một Thiên Chúa duy nhất và ngoài Người ra, không có Thiên Chúa nào khác và ta phải thờ phượng một mình Người mà thôi.
32/ H: Thiên Chúa có tỏ cho ta biết tên của Người không?
T: Thiên Chúa đã tỏ cho ta biết tên của Người là Đấng Hiện Hữu
33/ H: Đấng Hiện Hữu có nghĩa là gì?
T: Có nghĩa là Thiên Chúa tự mình mà có. Không do ai tạo thành và còn mãi muôn đời không có kết thúc. Người luôn có mặt bên ta để chăm sóc và cứu giúp ta.
34/ H: Thiên Chúa có tỏ mình cho ta biết thêm về Người nữa không?
T: Thiên Chúa còn tỏ cho ta biết về Người “giàu ơn nghĩa và trung tín” (x. Xh 34,6). Người chính là sự thật và tình yêu.
35/ H: Tại sao phải thờ một mình Thiên Chúa mà thôi?
T: Vì Người là Đấng Tự Hữu, là Tạo Hóa và là Chủ Tể muôn loài.
36/ H: Tại sao gọi Thiên Chúa là Tạo Hóa, Chủ Tể muôn loài?
T: Vì Thiên Chúa là Đấng tạo dựng nên trời đất muôn vật hữu hình và vô hình. Đặc biệt với loài người, Chúa hằng chăm sóc cứu giúp ta.
37/ H: Niềm tin vào Thiên Chúa duy nhất ảnh hưởng đến đời sống ta thế nào?
T: Niềm tin vào Thiên Chúa giúp ta:
+ Một là nhận biết sự cao cả và uy quyền của Thiên Chúa để tôn thờ.
+ Hai là sống trong tâm tình thảo mến tri ân.
+ Ba là nhận biết phẩm giá đích thực của tất cả mọi người.
+ Bốn là sử dụng tốt các thụ tạo Chúa ban tặng.
+ Năm là luôn tin tưởng cậy trông nơi Thiên Chúa.
¶¶
BÀI 5: THIÊN CHÚA BA NGÔI
Cầu chúc toàn thể anh em được tràn đầy ân sủng của Chúa Giêsu Kitô, đầy tình thương của Thiên Chúa và ơn hiệp thông của Thánh Thần. Amen” (2Cr 13,13)
38/ H: Có mấy mầu nhiệm chính đạo?
T: Có ba mầu nhiệm chính:
+ Một là mầu nhiệm Một Chúa Ba Ngôi.
+ Hai là mầu nhiệm Ngôi Hai xuống thế làm người.
+ Ba là mầu nhiệm Ngôi Hai cứu chuộc.
39/ H: Mầu nhiệm Một Chúa Ba Ngôi dạy ta sự gì?
T: Mầu nhiệm Một Chúa Ba Ngôi dạy ta biết: có một Chúa mà Người có Ba Ngôi:
+ Ngôi thứ nhất là Cha
+ Ngôi thứ hai là Con
+ Ngôi thứ ba là Thánh Thần
40/ H: Nhờ đâu ta biết mầu nhiệm Một Chúa Ba Ngôi?
T: Nhờ Chúa Giêsu mạc khải mà ta biết mầu nhiệm Một Chúa Ba Ngôi, khi Người dạy các môn đệ rằng: “các con hãy đi rao giảng muôn dân : rửa tội cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần”.
41/ H: Ta phải hiểu thế nào về mầu nhiệm Một Chúa Ba Ngôi?
T: Ba Ngôi tuy riêng biệt nhưng cùng một bản thể duy nhất và một uy quyền ngang nhau nên chỉ là một Thiên Chúa duy nhất mà thôi.
42/ H: Ba Ngôi hoạt động thế nào?
T: Ba Ngôi hiệp nhất trong một ý chí và hành động nhưng mỗi Ngôi biểu lộ nét riêng biệt : Chúa Cha tạo dựng, Chúa Con cứu chuộc, Chúa Thánh Thần thánh hóa.
43/ H: Thiên Chúa tỏ cho ta biết mầu nhiệm Ba Ngôi để làm gì?
T: Để mời gọi ta thông phần vào chính sự sống của Ba Ngôi và sống hợp nhất yêu thương theo khuôn mẫu Thiên Chúa Ba Ngôi.
44/ H: Ta phải làm gì đối với Chúa Ba Ngôi?
T: Ta phải tin cậy kính mến, thờ phương, biết ơn, cầu xin với Chúa Ba Ngôi và nhất là phải siêng năng nhớ Chúa Ba Ngôi ngự trong lòng ta như đền thờ Người.
¶¶
BÀI 6: THIÊN CHÚA ĐẤNG SÁNG TẠO VÀ QUAN PHÒNG
Từ ban đầu Thiên Chúa sáng tạo trời và đất” (St 1,1)
Mọi âu lo, trút cả cho Người vì Người chăm sóc anh em” (St 1,1)
45/ H: Trong kinh Tin Kính, ta tuyên xưng điều gì về Thiên Chúa sáng tạo?
T: Ta tuyên xưng Thiên Chúa là Đấng tạo thành trời và đất, muôn vật hữu hình và vô hình.
46/ H: Trời đất muôn vật bởi đâu mà có?
T: Trời đất muôn vật không phải tự nhiên tình cờ mà có, nhưng là do chính Thiên Chúa đã tạo thành (Ga 1,3; Dt 3,4)
47/ H: Thiên Chúa đã tạo thành trời đất muôn vật cách nào?
T: Thiên Chúa đã tạo nên mọi sự cách đầy quyền năng, Người không cần dùng một vật liệu nào có trước, nhưng chỉ phán một lời thì bởi không liền có trời đất muôn vật hữu hình và vô hình. (St 1,1-2,4)
48/ H: Vì sao Thiên Chúa sáng tạo trời đất muôn vật?
T: Thiên Chúa sáng tạo trời đất muôn vật để biểu lộ và thông ban vinh quang của Người, cùng chia sẻ chân - thiện - mỹ của Người cho các loài thụ tạo (Kinh nguyện Thánh Thể IV)
49/ H: Thiên Chúa còn tiếp tục săn sóc các loài thụ tạo nữa hay không?
T: Thiên Chúa vẫn tiếp tục săn sóc các loài thụ tạo, nhất là loài người, một cách khôn ngoan và đầy yêu thương, để thụ tạo tồn tại và tiến triển theo hướng Người muốn. Đó là sự Chúa quan phòng. (Mt 6,26-30; Tv 103)
50/ H: Trong các loài Chúa đã tạo thành, loài nào trọng hơn?
T: Có hai loài trọng hơn:
+ Một là Thiên Thần
+ Hai là loài người
51/ H: Thiên Thần là loài nào?
T: Thiên Thần là loài thiêng liêng Chúa đã tạo thành để thờ phượng, kính mến Chúa cùng hưởng phúc đời đời.
52/ H: Làm sao biết được có Thiên Thần?
T: Vì Thiên Thần có hiện ra nhiều lần trong Cựu ước cũng như Tân ước. Chính Chúa Giêsu cũng dạy: “Thiên Thần của các trẻ nhỏ hằng chiêm ngưỡng Chúa Cha trên trời”.
53/ H: Các Thiên Thần có được hưởng phúc đời đời không?
T: Không được, vì có một số Thiên Thần phản nghịch cùng Thiên Chúa nên bị phạt trong hỏa ngục. Đó là tà thần hay ma quỉ.
54/ H: Các Thiên Thần có giúp đỡ người ta không?
T: Có, các Thiên Thần nhất là Thiên Thần bản mệnh hằng giữ gìn hồn xác ta và soi sáng thúc dục ta làm lành lánh dữ, nên ta phải tin cậy và tôn kính các vị ấy luôn.
55/ H: Ta phải có thái độ nào đối với Đấng Tạo Hóa?
T: Ta phải luôn sống tâm tình con thảo, yêu mến, tôn thờ, phó thác vào Người, và cùng với mọi người bảo vệ, phát triển thế giới ngày càng tốt đẹp hơn.
¶¶
BÀI 7: LOÀI NGƯỜI VÀ TỘI TỔ TÔNG
Chúa cho con người chẳng thua kém thần linh là mấy, ban vinh quang danh dự làm mũ triều thiên, cho làm chủ công trình tay Chúa sáng tạo, đặt muôn loài muôn sự dưới chân” (Tv 8,6)
56/ H: Thiên Chúa đã tạo dựng loài người thế nào?
T: Thiên Chúa dựng nên loài người theo hình ảnh Người, có linh hồn và xác, có trí tuệ vượt hơn loài vật, và có trái tim biết yêu thương đến vô hạn (Tv 8)
57/ H: Vì ý nào Thiên Chúa tạo dựng con người có nam có nữ?
T: Thiên Chúa tạo dựng loài người có nam có nữ cùng một phẩm giá để họ trợ giúp và bổ túc cho nhau, và trong hôn nhân họ được cộng tác với Người để lưu truyền sự sống.
58/ H: Khi tạo dựng, Thiên Chúa đã ban cho con người những đặc ân nào?
T: Thiên Chúa đã ban cho tổ tông loài người được sống trong ơn nghĩa với Thiên Chúa, không phải đau khổ và không phải chết. Nhưng hạnh phúc ấy đã mất khi tổ tông phạm tội.
59/ H: Tổ tông loài người đã phạm tội gì?
T: Tổ tông loài người đã lạm dụng tự do mà không vâng phục Thiên Chúa, từ chối tình yêu và sống đối nghịch với Người. Đó là tội tổ tông.
60/ H: Tội tổ tông có truyền lại cho con cháu không?
T: Tội tổ tông đã truyền lại cho loài người một bản tính đã mất sự thánh thiện nguyên thủy, nên gọi là tội tổ tông truyền.
61/ H: Tội tổ tông đã gây nên những hậu quả nào?
T: Tội nguyên tổ làm cho loài người mất ơn nghĩa với Chúa, mất sự hòa hợp với bản thân, với đồng loại và mọi loài thụ tạo khác, nhất là vì tội mà con người phải đau khổ và phải chết.
62/ H: Sau khi tổ tông loài người phạm tội, Thiên Chúa có bỏ loài người không?
T: Thiên Chúa không bỏ mà lại hứa ban Đấng Cứu Thế để cứu chuộc loài người.
63/ H: Những đặc ân Chúa ban cho tổ tông loài người là những đặc ân nào?
T: Chúa ban cho hai ông bà những đặc ân này:
+ Trí khôn minh mẫn
+ Ý chí hướng về điều lành
+ Không phải đau khổ và không phải chết
64/ H: Ngoài sự sống tự nhiên, Thiên Chúa còn ban cho ta sự sống nào khác nữa?
T: Ngoài sự sống tự nhiên, Thiên Chúa còn ban cho ta sự sống siêu nhiên, nghĩa là được làm con Thiên Chúa, được yêu mến Người, và được dự phần vào sự sống của chính Người (Ep 1,5-8; Rm 8,14)
65/ H: Được Thiên Chúa ban cho sự sống và phẩm giá cao quí như vậy, ta cần phải làm gì?
T: Ta cần biết cảm tạ Thiên Chúa, và cố gắng làm cho đời sống ta và của mọi người ngày càng tươi đẹp, hạnh phúc và đầy yêu thương. (1Ga 4,11)
¶¶
BÀI 8: ĐỨC GIÊSU KITÔ CON MỘT THIÊN CHÚA
Đức Giêsu lại hỏi: “Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai?” Ông Simon Phêrô thưa: “Thầy là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống” (Mt 16,15-16)
66/ H: Trong kinh Tin Kính ta tuyên xưng điều gì về Chúa Giêsu Kitô?
T: Ta tuyên xưng Chúa Giêsu Kitô là Con Một Thiên Chúa đã xuống thế làm người để cứu chuộc nhân loại.
67/ H: Danh xưng Giêsu - Kitô có nghĩa gì?
T: Giêsu có nghĩa là “Thiên Chúa cứu độ”, nói lên sứ mạng cứu thế của Người. Còn Kitô có nghĩa là Đấng được sức dầu. Thiên Chúa đã dùng Thánh Thần và quyền năng mà xức dầu tấn phong Người, để Người chu toàn sứ mệnh Tư Tế, Ngôn Sứ và Vương Đế. (x. Cv 10,28)
68/ H: Vì sao tuyên xưng Chúa Giêsu Kitô là Con Thiên Chúa?
T: Vì Chúa Giêsu Kitô là Ngôi Con được Chúa Cha sinh ra từ đời đời. Người là Con Một của Chúa Cha và chính Người cũng là Thiên Chúa.
69/ H: Vì sao tuyên xưng Chúa Giêsu Kitô là Chúa?
T: Ta tuyên xưng Chúa Giêsu Kitô là Chúa vì ta nhận uy quyền tối cao và thần linh của Người.
70/ H: Vì sao Con Thiên Chúa xuống thế làm người?
T: Con Thiên Chúa xuống thế làm người vì bốn lẽ này:
+ Một là để cứu chuộc ta khỏi tội
+ Hai là để tỏ cho ta biết tình yêu của Thiên Chúa
+ Ba là để làm mẫu mực cho ta sống thánh thiện
+ Bốn là để ta được kết hợp với Người mà trở nên con cái Thiên Chúa.
71/ H: Ngôi Hai Thiên Chúa xuống thế làm người như thế nào?
T: Chúa Cha đã dùng quyền năng Chúa Thánh Thần cho Ngôi Hai “nhập thể trong lòng Trinh Nữ Maria và đã làm người” (Kinh Tin Kính)
72/ H: Chúa Giêsu có mấy bản tính?
T: Chúa Giêsu có hai bản tính: một là bản tính loài người, hai là bản tính Thiên Chúa nên Chúa Giêsu vừa là người thật như ta, vừa là Thiên Chúa thật như Chúa Cha. Hai bản tính ấy kết hợp trong một ngôi vị duy nhất là Ngôi Hai Thiên Chúa.
73/ H: Cuộc sống trần thế của Chúa Giêsu đã diễn ra thế nào?
T: Người sống ở thế gian 33 năm. Gồm 30 năm sống ẩn dật ở Nazarét. Rồi 3 năm sau hết, Người đi rao giảng Tin Mừng Nước Thiên Chúa. Sau cùng chịu chết trên thập giá thời Phong-xi-ô Phi-la-tô.
74/ H: Đời sống ẩn dật của Chúa Giêsu có ý nghĩa gì?
T: Đời sống ẩn dật của Chúa Giêsu có những ý nghĩa này:
+ Một là nêu gương hiếu thảo, vâng phục cha mẹ
+ Hai là nêu gương nên thánh trong cuộc sống gia đình và lao động thường ngày.
75/ H: Khi bắt đầu cuộc đời công khai, Chúa Giêsu đã làm gì?
T: Người đã đến sông Gio-đan chịu phép rửa của Gioan Tẩy Giả để nói lên rằng: Người chấp nhận và khai mạc công trình cứu chuộc của Người. Công trình này sẽ được hoàn thành trong cuộc khổ nạn.
76/ H: Khi rao giảng, Chúa Giêsu chủ yếu loan báo điều gì?
T: Khi rao giảng Chúa Giêsu loan báo: “Thời kỳ đã mãn, Nước Thiên Chúa đã đến gần, anh em hãy sám hối và tin vào Tin Mừng”. (Mc 1,15)
77/ H: Có những dấu chỉ nào cho thấy Nước Thiên Chúa đang đến gần?
T: Để chứng tỏ rằng Nước Thiên Chúa đang đến gần, Chúa Giêsu đã làm nhiều phép lạ và những việc phi thường như: biến nước thành rượu, hóa bánh ra nhiều, xua trừ ma quỉ, chữa lành bệnh tật, cho kẻ chết sống lại, nhất là chính Người sau khi chết đã tự mình sống lại.
78/ H: Trong khi rao giảng Tin Mừng, Chúa Giêsu có chọn ai cộng tác với Người không?
T: Chúa Giêsu đã chọn Mười hai người gọi là Tông đồ để sai đi tiếp tục sứ mệnh của Người, và trao cho Phêrô quyền cai quản Hội Thánh.
79/ H: Các Tông đồ là những vị nào?
T: Đó là Simon mà Người gọi là Phêrô, rồi đến Anrê, anh của ông, sau đó là Giacôbê, Gioan, Philipphê, Batôlômêo, Matthêu, Tôma, Giacôbê con ông Anphê, Simon nhiệt thành, Giuđa con ông Giacôbê và Giuđa Itcariốt (kẻ phản bội). (x. Lc 6,14-16)
¶¶
BÀI 9: MẦU NHIỆM CỨU CHUỘC
Từ lúc đó, Đức Giêsu Kitô bắt đầu tỏ cho các môn đệ biết: Người phải đi Giêrusalem, phải chịu nhiều đau khổ do các kỳ mục, các thượng tế, và kinh sư gây ra, rồi bị giết chết, và ngày thứ ba sẽ sống lại” (Mt 16,21)
80/ H: Chúa Giêsu đã làm gì để cứu chuộc ta?
T: Chúa Giêsu đã tự hiến đời mình chịu đau khổ, chịu chết trên thập giá và sống lại để cứu chuộc ta.
81/ H: Chúa Giêsu đã chịu đau khổ như thế nào?
T: Chúa Giêsu đã chịu nhiều đau khổ nơi thân xác và trong tâm hồn.
82/ H: Chúa Giêsu đã chịu đau khổ nào nơi thể xác?
T: Chúa Giêsu đã sống vất vả khó nhọc, rồi trong cuộc khổ nạn, Người phó mình chịu đánh đòn, đội mũ gai, vác thập giá, chịu đóng đinh và chết giữa hai tên trộm cướp.
83/ H: Chúa Giêsu chịu những đau khổ nào nơi tâm hồn?
T: Trong khi giảng đạo Chúa Giêsu thường bị hiểu lầm, chống đối và sau hết Người bị Giuđa phản bội, các môn đệ chối bỏ, dân chúng phỉ báng chê cười và có lúc chính Người cũng cảm thấy như bị Chúa Cha ruồng bỏ.
84/ H: Vì sao Chúa Giêsu bị chống đối?
T: Vì nhiều người trong giới lãnh đạo Do Thái Giáo cho rằng:
+ Chúa Giêsu chống lại luật Môsê
+ Coi thường đền thờ Giêrusalem
+ Và nhất là phạm thường vì dám coi mình bằng Thiên Chúa.
85/ H: Sự chống đối như vậy có hợp lý không?
T: Sự chống đối như vậy không hợp lý vì:
1. Chúa đến “không để hủy bỏ lề luật” nhưng làm cho nên hoàn hảo hơn.
2. Chúa rất tôn trọng đền thờ, và coi đó là nhà Cha của Người, là nơi dành riêng để cầu nguyện và gặp gỡ Thiên Chúa, nên Người đã xua đuổi những kẻ buôn bán ra khỏi đền thờ.
3. Chúa xưng mình là Con Thiên Chúa vì quả thật Người là Đức Kitô Đấng Thiên Chúa hứa ban, nay Người đến để thi hành Thánh Ý Chúa Cha.
86/ H: Vì sao Thiên Chúa lại muốn cho Chúa Giêsu phải chết?
T: Vì yêu thương ta, Thiên Chúa đã “sai Con của Người đến làm của lễ đền tội cho chúng ta”. (2Cr 5,19)
87/ H: Chúa Giêsu có thái độ nào trước ý muốn của Chúa Cha?
T: Chúa Giêsu đã tự nguyện vâng phục Chúa Cha “cho đến nỗi bằng lòng chịu chết và chết trên thập giá”
88/ H: Chúa Giêsu chịu chết như thế nào?
T: Chúa Giêsu đã bị bắt nộp cho tổng trấn Philatô, bị đóng đinh, lăng nhục rồi đem đi xứ án đóng đinh và chết trên thập giá. Xác người được mai táng trong mồ, còn linh hồn Người thì xuống ngục tổ tông.
89/ H: Chúa Giêsu xuống ngục tổ tông để làm gì?
T: Chúa Giêsu xuống ngục tổ tông để loan báo Tin Mừng cứu độ cho những người công chính đã chết trước khi Người đến.
¶¶
BÀI 10: CHÚA GIÊSU SỐNG LẠI VÀ LÊN TRỜI
Đức Giêsu đã bị các ông treo lên cây gỗ mà giết đi; nhưng Thiên Chúa của cha ông chúng ta đã làm cho người trỗi dậy, và Thiên Chúa đã ra tay uy quyền nâng Người lên, đặt làm thủ lãnh và Đấng Cứu Độ, hầu đem lại cho Israel ơn sám hối và ơn tha tội” (Cv 5,30-31)
90/ H: Sau khi Chúa Giêsu chết và được mai táng, có điều kỳ diệu nào xảy ra?
T: Sau khi chết chưa đủ ba ngày, Chúa Giêsu đã sống lại như Người đã báo trước.
91/ H: Dựa vào đâu mà biết Chúa Giêsu sống lại thật?
T: Dựa vào hai điều này:
+ Một là ngôi mộ trống, không còn xác Chúa mà chỉ còn lại những vải liệm xếp ngay ngắn gọn gàng.
+ Hai là Chúa Giêsu hiện ra nhiều lần với các môn đệ, cùng ăn uống và trò chuyện với họ.
92/ H: Việc Chúa Giêsu sống lại chứng thực điều gì?
T: Việc Chúa Giêsu sống lại chứng thực điều này:
+ Một là Chúa Giêsu chính là Con Thiên Chúa và là Thiên Chúa thật.
+ Hai là lời hứa trong Kinh Thánh nay đã được thực hiện.
+ Ba là mọi điều Chúa Giêsu đã nói và đã làm đều chân thật.
93/ H: Việc Chúa Giêsu sống lại là công trình của ai?
T: Việc Chúa Giêsu sống lại không chỉ là công việc của Người, mà còn là công trình của Ba Ngôi Thiên Chúa.
94/ H: Sự sống lại của Chúa Giêsu có liên hệ gì với ta?
T: Sự sống lại của Chúa Giêsu có những ý nghĩa này:
+ Một là mở lối cho ta bước vào sự sống mới
+ Hai là khơi nguồn và bảo đảm sự sống lại sau này của ta
95/ H: Sau khi sống lại, Chúa Giêsu làm gì?
T: Sau khi sống lại, Chúa Giêsu còn hiện ra dạy dỗ, an ủi các môn đệ trong 40 ngày, rồi Người lên trời ngự bên hữu Chúa Cha.
96/ H: Chúa Giêsu lên trời ngự bên hữu Chúa Cha nghĩa là gì?
T: Có những ý nghĩa này:
+ Một là người không còn hiện diện hữu hình ở trần gian
+ Hai là Người được Chúa Cha tôn vinh
+ Ba là Người dẫn đường chúng ta vào nước vinh hiển của Chúa Cha và không ngừng chuyển cầu cho ta.
97/ H: Tin vào Chúa Kitô phục sinh ta phải sống thế nào?
T: Ta phải sống lạc quan tin tưởng, và can đảm theo đường lối Chúa, dù phải chấp nhận thiệt thòi, mất mát, vì tin rằng ta sẽ được dự phần vinh quang với Người.
98/ H: Chúa Giêsu còn đến thế gian nữa không?
T: Chúa Giêsu sẽ trở lại trong vinh quang để phán xét kẻ sống và kẻ chết.
99/ H: Phán xét kẻ sống và kẻ chết nghĩa là gì?
T: Nghĩa là ngày tân thế, Chúa Giêsu uy quyền sẽ ngự đến trong vinh quang, tách biệt kẻ dữ người lành và tùy công hay tội họ đã làm mà thưởng hay phạt.
100/ H: Khi nào Chúa Giêsu sẽ trở lại trong vinh quang?
T: Chắc chắn Người sẽ trở lại trong vinh quang, nhưng ta không biết được lúc nào. Vì vậy, ta được mời gọi luôn sống tỉnh thức và đợi chờ.
¶¶
BÀI 11: CHÚA THÁNH THẦN
Thánh Thần ngự xuống trên Người dưới hình dáng như chim bồ câu lại có tiếng từ trời phán rằng: Con là con của Cha, ngày hôm nay, cha đã sinh ra con” (Lc 3,22)
Người là Thần Khí sự thật phát xuất từ Chúa Cha, Người sẽ làm chứng về Thầy” (Ga 15,26)
101/ H: Chúa Thánh Thần là Đấng nào?
T: Chúa Thánh Thần là Ngôi Thứ Ba, bởi Chúa Cha và Chúa Con mà ra. Người là Thiên Chúa thật, cùng một bản tính và một quyền năng như Chúa Cha và Chúa Con.
102/ H: Chúa Thánh Thần còn được gọi bằng những danh xưng nào?
T: Ngài còn được gọi là:
+ Thần Khí Thiên Chúa
+ Đấng ban sự sống
+ Đấng bào chữa
+ Đấng an ủi
+ Thần chân lý
103/ H: Kinh Thánh thường dùng những hình ảnh nào để chỉ Chúa Thánh Thần?
T: Kinh Thánh thường dùng các hình ảnh này: nước, lửa, gió, việc sức dầu, áng mây, ánh sáng, ấn tín, bàn tay, ngón tay và chim bồ câu.
104/ H: Kinh Thánh thường biểu lộ sức mạnh ơn Chúa Thánh Thần bằng những dấu chỉ nào?
T: Bằng 3 dấu chỉ này: gió, lửa, và hơi thở.
105/ H: Tại sao Chúa Giêsu ví Chúa Thánh Thần như gió?
T: Vì như gió muốn thổi đâu thì thổi, Chúa Thánh Thần cũng vô hình, nhưng có sức tác động mọi vật theo ý Người.
106/ H: Tại sao Chúa Thánh Thần hiện hình lưỡi lửa?
T: Vì như lửa vừa sáng vừa nóng, vừa đốt vừa tẩy sạch. Chúa Thánh Thần cũng vừa soi sáng trí khôn ta, vừa đốt lửa trong ta, vừa tiêu diệt tội lỗi, vừa thanh tẩy các linh hồn
107/ H: Tại sao Chúa Thánh Thần được gọi là hơi thở?
T: Vì như hơi thở là biểu hiện sự sống, Chúa Thánh Thần là nguồn sống siêu nhiên cho các linh hồn.
108/ H: Chúa Thánh Thần có hiện diện trong lịch sử Cựu ước không?
T: Người hiện diện trong mọi biến cố quan trọng của lịch sử Cựu ước, như:
+ Khi Thiên Chúa tạo dựng vũ trụ
+ Khi Thiên Chúa hứa ban Đấng Cứu Độ
+ Trong các cuộc thần hiện
+ Trong niềm mong đợi Đấng Cứu Thế
109/ H: Chúa Thánh Thần có tỏ hiện cho ta thấy khi nào không?
T: Chúa Thánh Thần có hiện ra trong hai dịp quan trọng này:
+ Khi Chúa Giêsu chịu phép rửa ở sông Gio-đan (dưới hình chim bồ câu)
+ Ngày Lễ Ngũ Tuần, khi các Tông đồ đang họp nhau cầu nguyện cùng Đức Mẹ (dưới hình lưỡi lửa)
110/ H: Chúa Thánh Thần làm gì trong đời sống và hoạt động của Chúa Kitô?
T: Chúa Thánh Thần hằng hướng dẫn đời sống và hoạt động của Chúa Kitô từ khi nhập thể cho đến phục sinh.
111/ H: Chúa Thánh Thần được ban cho các Tông đồ lúc nào?
T: Chúa Giêsu đã nhiều lần hứa ban Chúa Thánh Thần. Rồi trong buổi chiều ngày Phục Sinh, Người hiện ra chúc bình an, thổi hơi trên các Tông đồ và ban Chúa Thánh Thần. Nhất là ngày Lễ Ngũ Tuần, Chúa Thánh Thần đã ngự xuống trên các Tông đồ dưới hình lưỡi lửa và đổi mới các ngài hoàn toàn.
112/ H: Chúa Thánh Thần đã ban ơn gì cho các Tông đồ?
T: Chúa Thánh Thần ban ơn soi sáng trí khôn, tăng thêm sức mạnh và thánh hóa các Tông đồ để các ngài hăng hái ra đi rao giảng Tin Mừng và làm chứng về Chúa Kitô.
113/ H: Chúa Thánh Thần hoạt động trong Hội Thánh thế nào?
T: Chúa Thánh Thần thánh hóa, soi sáng, gìn giữ, và canh tân Hội Thánh; hợp nhất các tín hữu nên một trong Chúa Kitô và thúc đẩy Hội Thánh chu toàn sứ mệnh Chúa Kitô trao phó.
114/ H: Chúa Thánh Thần hoạt động nơi các tín hữu thế nào?
T: Chúa Thánh Thần thánh hóa các tín hữu, làm cho họ trở nên con cái Chúa, dự phần vào chính sự sống của Chúa Kitô, và thêm sức mạnh để trở thành nhân chứng cho Chúa Kitô.
115/ H: Ta phải sống với Chúa Thánh Thần thế nào?
T: Ta phải tin kính, thờ phượng, cầu xin Chúa Thánh Thần và vâng theo ơn Người soi sáng, cùng tôn trọng hồn xác ta là đền thờ của Người.
¶¶
BÀI 12: HỘI THÁNH CÔNG GIÁO
Chúng tôi là cộng sự viên của Thiên Chúa. Anh em là cánh đồng của Thiên Chúa, là ngôi nhà Thiên Chúa xây lên” (1Cr 3,5)
116/ H: Hội Thánh là gì?
T: Hội Thánh là cộng đoàn những người được Thiên Chúa qui tụ thành dân Thiên Chúa và thành thân thể Chúa Kitô.
Hội Thánh vừa là dấu chỉ, vừa là khí cụ giúp con người kết hợp với Thiên Chúa và hợp nhất với nhau. Vì thế Hội Thánh được gọi là mầu nhiệm và là bí tích của ơn cứu độ.
117/ H: Chúa Giêsu đã lập Hội Thánh thế nào?
T: Từ khởi đầu cuộc đời công khai truyền đạo, Chúa Giêsu đã qui tụ những kẻ tin theo Người và chọn riêng 12 Tông đồ, rồi đặt Phêrô làm đầu để xây dựng Hội Thánh ở trần gian.
118/ H: Hội Thánh gồm những yếu tố nào?
T: Hội Thánh gồm hai yếu tố này:
+ Một là yếu tố nhân loại: là một tổ chức hữu hình với cơ cấu phẩm trật.
+ Hai là yếu tố thần linh: là một cộng đoàn thiêng liêng và là nhiệm thể Chúa Kitô.
119/ H: Vì sao Hội Thánh được gọi là Dân Thiên Chúa?
T: Vì nhờ giao ước mới trong Máu Chúa Kitô, Hội Thánh tiếp tục và hoàn tất những gì Thiên Chúa đã khởi sự nơi dân Do Thái ngày xưa. (x. Ga 11,47-52)
120/ H: Ơn gọi của Dân Thiên Chúa là gì?
T : Ơn gọi của Dân Thiên Chúa là tham dự vào chức năng Tư Tế, Ngôn Sứ và Vương Đế của Chúa Kitô, tức là thờ phượng Thiên Chúa, loan báo Tin Mừng cứu độ và phục vụ mọi người.
121/ H: Vì sao gọi Hội Thánh là nhiệm thể Chúa Kitô?
T: Vì mọi người trong Hội Thánh đều nhờ Chúa Thánh Thần mà được liên kết với Chúa Kitô là Đầu và hiệp nhất với nhau như các chi thể hợp thành Thân Thể và liên kết với Đầu.
122/ H: Vì sao gọi Hội Thánh là Hiền Thê của Chúa Kitô?
T: Vì Chúa Kitô đã yêu thương Hội Thánh đến nỗi đổ máu ra thanh tẩy và làm cho Hội Thánh thành người mẹ sinh ra tất cả các con cái Thiên Chúa.
123/ H: Vì sao gọi Hội Thánh là đền thờ của Chúa Thánh Thần?
T: Vì Chúa Thánh Thần luôn ở trong Hội Thánh như linh hồn của nhiệm thể. Người không ngừng xây dựng, thánh hóa và đổi mới Hội Thánh bằng các ân sủng của Người.
¶¶
BÀI 13: TỔ CHỨC HỘI THÁNH CÔNG GIÁO
Cũng như trong một thân thể, chúng ta có nhiều bộ phận, mà các bộ phận không có cùng một chức năng, thì chúng ta cũng vậy: tuy nhiều, nhưng chỉ là một thân thể trong Đức Kitô, ai nấy liên đới với nhau như những bộ phận của một thân thể” (Rm 12,4-5)
124/ H: Tín hữu công giáo là những ai?
T: Đó là những người tin vào Chúa Kitô, đã lãnh nhận bí tích Rửa Tội và hiệp thông với Đức Giáo Hoàng. Mọi tín hữu đều bình đẳng với nhau về phẩm giá và hoạt động, đều phải góp phần xây dựng nhiệm thể Chúa Kitô.
125/ H: Hội Thánh công giáo gồm có những thành phần nào?
T: Hội Thánh công giáo gồm có: Giáo sĩ, ti sĩ, và giáo dân.
126/ H: Hàng giáo sĩ gồm những ai?
T: Hàng giáo sĩ gồm có Đức Giáo Hoàng, các Giám Mục, các Linh Mục và Phó Tế.
127/ H: Đức Giáo Hoàng là ai?
T: Đức Giáo Hoàng là Đấng kế vị Thánh Phêrô, vừa làm Giám Mục Rôma, vừa là thủ lãnh Giám Mục đoàn, đại diện Chúa Kitô để chăn dắt Hội Thánh toàn cầu. (x. Lc 22,32; Ga 21,17)
128/ H: Các Giám Mục là ai?
T: Các Đức Giám Mục là những Đấng kế vị các Tông đồ để qui tụ dân Chúa và cai quản Giáo Phận (Hội Thánh địa phương) và cùng với Đức Giáo Hoàng phục vụ Hội Thánh toàn cầu. (x. Lc 24,45-48; Cv 1,8)
129/ H: Các Linh Mục là ai?
T: Các Linh Mục là những người được tuyển chọn giữa các tín hữu để tham dự vào chức tư tế thừa tác của Giám Mục và chia sẻ sứ mạng với Ngài. (x. Cv 20,28)
130/ H: Các Phó Tế là ai?
T: Các Phó Tế là những thừa tác viên được truyền chức thánh để lo các công tác phục vụ trong Hội Thánh.
131/ H: Các thừa tác viên trong Hội Thánh có những nhiệm vụ nào?
T: Có ba nhiệm vụ này:
+ Một là giảng dạy
+ Hai là thánh hóa
+ Ba là cai quản dân Chúa.
132/ H: Tu sĩ là ai?
T: Là những Kitô hữu muốn bước theo Chúa Giêsu cách triệt để, nên tự nguyện khấn khiết tịnh, nghèo khó và vâng phục theo những hình thức đã được Hội Thánh phê chuẩn.
133/ H: Giáo dân là ai?
T: Giáo dân là các tín hữu, không có chức thánh, không ở trong bậc tu trì. Nhờ bí tích Rửa Tội, họ được gia nhập vào nhiệm thể Chúa Kitô, được dự phần theo cách thức của họ vào chức Tư Tế, Ngôn Sứ và Vương Đế của Chúa Kitô.
134/ H: Sứ mệnh riêng của người giáo dân là gì?
T: Sứ mệnh riêng của người giáo dân là tìm kiếm nước Thiên Chúa và làm việc tông đồ giữa trần gian trong những công việc thế tục.
¶¶
BÀI 14: ĐẶC TÍNH CỦA HỘI THÁNH
Người thánh hóa và thanh tẩy Hội Thánh bằng nước và Lời hằng sống, để trước mặt Người, có một Hội Thánh xinh đẹp lộng lẫy, không tì ố, không vết nhơ hoặc bất cứ một khuyết điểm nào, nhưng thánh thiện và tinh tuyền” (Ep 5, 26)
135/ H: Hội Thánh công giáo có những đặc tính nào?
T: Hội Thánh công giáo có bốn đặc tính này: duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền.
136/ H: Vì sao tuyên xưng Hội Thánh là duy nhất?
T: Hội Thánh là duy nhất vì: Chúa Kitô chỉ thiết lập một Hội Thánh, gồm những người được tái sinh trong cùng một phép rửa, liên kết với nhau thành một thân thể, sống nhờ một thần khí, tuyên xưng một đức tin, thờ phượng một Thiên Chúa và hướng về một niềm hy vọng là hạnh phúc nước trời.
137/ H: Vì sao Hội Thánh là thánh thiện?
T: Hội Thánh là thánh thiện vì:
+ Hội Thánh bắt nguồn từ Thiên Chúa, Đấng Chí Thánh.
+ Hội Thánh được thánh hóa bằng Lời Chúa và các bí tích.
+ Chúa Thánh Thần làm phát sinh trong Hội Thánh nhiều hoa trái thánh thiện.
138/ H: Tại sao trong Hội Thánh lại có tội nhân?
T: Vì các thành phần của Hội Thánh chưa đạt tới sự thánh thiện trọn vẹn. Họ được mời gọi tự thanh tẩy và phải luôn nỗ lực sám hối, canh tân.
139/ H: Vì sao Hội Thánh là công giáo?
T: Hội Thánh là công giáo vì:
+ Một là toàn bộ chân lý đức tin đã được ủy thác cho Hội Thánh giữ gìn và loan truyền.
+ Hai là nhờ sự hiện diện của Chúa Kitô, Hội Thánh mang trong mình đầy đủ đầy dư các phương tiện cứu độ.
+ Ba là Hội Thánh được sai đến với mọi dân tộc thuộc mọi thời đại.
140/ H: Vì sao Hội Thánh có sứ mạng truyền giáo?
T: Vì:
+ Một là Thiên Chúa muốn cho mọi người được ơn cứu độ.
+ Hai là Hội Thánh có bổn phận đem chân lý được Chúa trao phó đến cho mọi người.
+ Ba là chính Chúa Kitô, trước khi về trời đã sai các tông đồ đi rao giảng Tin Mừng cho muôn dân.
141/ H: Vì sao ta tuyên xưng Hội Thánh là tông truyền?
T: Hội Thánh là tông truyền vì:
+ Một là Hội Thánh được xây trên nền tảng là các tông đồ.
+ Hai là Hội Thánh gìn giữ và lưu truyền giáo huấn của các tông đồ.
+ Ba là Hội Thánh vẫn tiếp tục công việc giáo huấn, thánh hóa và hướng dẫn của các tông đồ qua các Giám Mục là những Đấng kế vị cho đến ngày Chúa Kitô lại đến.
142/ H: Chúng ta tiếp nối truyền thống các tông đồ bằng cách nào?
T: Chúng ta tiếp nối truyền thống các tông đồ bằng hai cách:
+ Một là hiệp nhất với Đức Giáo Hoàng, với các Đức Giám Mục là những Đấng kế vị các tông đồ.
+ Hai là tích cực góp phần vào việc loan báo Tin Mừng.
¶¶
BÀI 15: HỘI THÁNH CÔNG GIÁO VIỆT NAM
Sống theo sự thật và trong tình bác ái, chúng ta sẽ lớn lên về mọi phương diện, vươn tới Đức Kitô vì Người là Đầu... Người làm cho toàn thân lớn lên và được xây dựng trong tình bác ái” (Ep 4, 15-16)
143/ H: Tin Mừng đã đến Việt Nam từ khi nào?
T: Từ thế kỷ 16 (1533) nhờ các thừa sai thuộc các dòng tu như: Dòng Tên, Đa-minh, Phanxicô và Hội thừa sai Paris. Vị thừa sai đầu tiên đặt chân lên đất Việt Nam được nói tới là Inikhu, đã giảng đạo tại làng Ninh Cường và Trà Lũ thuộc tỉnh Nam Định ngày nay.
144/ H: Các tín hữu Việt Nam đã đón nhận Tin Mừng như thế nào?
T: Các tín hữu đã mau mắn đón nhận, nhưng để sống và giữ vững đức tin họ phải rất mực kiên cường, trải qua nhiều gian lao thử thách và cả bách hại.
145/ H: Người tín hữu Việt Nam đầu tiên là ai?
T: Là cụ Đỗ Hưng Viễn, người làng Bồng Trung tỉnh Thanh Hóa, cụ được rửa tội tại Ma-cao thời vua Lê Anh Tôn.
146/ H: Nhóm tín hữu đầu tiên đã giúp gì trong việc rao giảng Tin Mừng?
T: Nhóm tín hữu đầu tiên đã giúp các thừa sai học ngôn ngữ, phong tục Việt Nam và giảng đạo bằng tiếng Việt Nam.
147/ H: Các thầy giảng đã đóng vai trò nào trong việc truyền giáo?
T: Các thầy giảng  đã hỗ trợ các thừa sai rất đắc lực trong việc giảng dạy giáo lý, điều hành và duy trì các cộng đoàn dân Chúa.
148/ H: Những chứng nhân đức tin đầu tiên người Việt Nam là ai?
T: Tại miền Bắc (Đàng Ngoài) có anh Phanxicô chết năm 1630 vì làm công việc bác ái nên bị tra tấn và bị giết. Tại miền Nam (Đàng Trong) có thầy Anrê Phú Yên bị bắt tại nhà linh mục Đắc Lộ và bị chém đầu năm 1644.
149/ H: Các nhà truyền giáo tại Việt Nam đã sống như thế nào?
T: Các Ngài đã hy sinh, chấp nhận một nếp sống cực khổ, thiếu thốn tiện nghi, chịu đựng sự bắt bớ, bị ngược đãi và bị hiểu lầm.
150/ H: Các tập thể nào đã đóng góp công sức nhiều nhất cho Hội Thánh Việt Nam?
T: Các tập thể đóng góp công sức nhiều nhất cho Hội Thánh Việt Nam phải kể đến Hội thừa sai Paris, Dòng Tên, Dòng Đa-minh, Dòng Phanxicô.
151/ H: Ngoài vai trò của các thừa sai, việc phát triển của Hội Thánh Việt Nam còn nhờ vào ai nữa?
T: Còn nhờ vào chính những người Việt Nam đã dâng hiến trọn cuộc sống cho nước trời, đem Tin Mừng đến khắp nơi và nuôi dưỡng đời sống đức tin cho các anh em mình, đó là những linh mục và tu sĩ Việt Nam.
152/ H: Những linh mục đầu tiên người Việt Nam là ai?
T: Là các linh mục: Giuse Trang và Luca Bền (Đàng Trong) và linh mục Bênêdictô Hiền, Gioan Huệ (Đàng Ngoài) và được Đức Giám Mục Lam-be đờ La Mốt đặt tay truyền chức tại Thái Lan. 
153/ H: Đức Giám Mục tiên khởi người Việt Nam là ai?
T: Vào năm 1933, Hội Thánh Việt Nam có Giám Mục tiên khởi là Đức Cha Gioan Baotixita Nguyễn Bá Tòng.
154/ H: Hàng Giám Mục Việt Nam được thiết lập năm nào?
T: Ngày 24/11/1960, Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII đã thiết lập Hàng Giáo Phẩm Việt Nam, đánh dấu sự trưởng thành của Hội Thánh Việt Nam sau bốn thế kỷ đón nhận Tin Mừng.
155/ H: Các tín hữu chịu gian lao thử thách thế nào?
T: Những cuộc bách hại đạo trải dài suốt ba thế kỷ của vua quan thời đó, khiến người tín hữu phải xa lìa làng xóm, lẩn trốn nơi rừng sâu nước độc, hàng trăm ngàn người bị giết chết vì trung thành giữ vững đức tin.
156/ H: Qua thử thách đau thương Hội Thánh Việt Nam đã thâu lượm được kết quả nào?
T: Hội Thánh Việt Nam đã góp phần vào vườn hoa Hội Thánh toàn cầu 117 anh hùng tử đạo, được tôn phong hiển thánh ngày 19/6/1988. và nhờ dòng máu các anh hùng tử đạo đổ ra mà hạt giống đức tin đã nảy mầm và phát triển trên quê hương Việt Nam.
157/ H: Người tín hữu Việt Nam hôm nay phải sống đức tin như thế nào?
T: Người tín hữu Việt Nam phải hết lòng cảm tạ Thiên Chúa; cố gắng sống tinh thần Phúc Âm: yêu thương mọi người, cùng chung xây dựng xã hội ngày càng tốt đẹp hơn và làm chứng cho Chúa ngay chính trên quê hương mình.
¶¶
BÀI 16: HIỆP THÔNG GIỮA CÁC THÁNH
Các tín hữu chuyên cần nghe các tông đồ giảng dạy, luôn luôn hiệp thông với nhau, siêng năng tham dự lễ bẻ bánh và cầu nguyện không ngừng” (Cv 2, 42)
158/ H: Ngoài các tín hữu ở trần gian, Hội Thánh còn gồm những ai?
T: Ngoài các tin hữu ở trần gian, Hội Thánh còn gồm cả những tín hữu đã qua đời hiện đã hưởng phúc thiên đàng hay đang còn ở trong luyện ngục. Cả ba thành phần liên kết với nhau làm nên sự hiệp thông giữa các con cái Chúa, gọi là “Mầu nhiệm các thánh thông công”.
159/ H: Trong Hội Thánh, các tín hữu có hiệp thông với nhau không?
T: Có, vì tất cả các tín hữu hợp thành một thân thể duy nhất mà Chúa Kitô là Đầu. Sự thánh thiện của Đầu được thông ban cho các chi thể và sự tốt lành của người này ảnh hưởng đến người kia.
160/ H: Các tín hữu ở trần gian hiệp thông với nhau như thế nào?
T: Tất cả đều hiệp thông trong Đức Tin, Đức Ái, kinh nguyện, các bí tích và ân phúc Chúa ban, đồng thời cũng chia sẻ giúp đỡ nhau về vật chất cũng như tinh thần.
161/ H: Chúng ta hiệp thông với các thánh trên trời thế nào?
T: Chúng ta noi gương đời sống thánh thiện của các thánh và xin các Ngài phù giúp, còn các thánh thì chuyển cầu cùng Chúa cho chúng ta.
162/ H: Chúng ta hiệp thông với các linh hồn trong luyện ngục thế nào?
T: Chúng ta dâng việc lành phúc đức, cầu nguyện cho các linh hồn ấy sớm được giải thoát, và chính chúng ta cũng được hưởng nhờ lời chuyển cầu của các Ngài.
¶¶
BÀI 17: ĐỨC MARIA TRONG HỘI THÁNH
Tất cả các ông đều đồng tâm nhất trí, chuyên cần cầu nguyện cùng với mấy người phụ nữ, với bà Maria thân mẫu Đức Giêsu, và với anh em của Đức Giêsu” (Cv 1,14)
163/ H: Đức Maria là ai?
T: Đức Maria là Đấng đã cưu mang và sinh hạ Chúa Giêsu là Ngôi Hai Thiên Chúa giáng trần để cứu chuộc nhân loại.
164/ H: Thiên Chúa đã ban cho Đức Maria những đặc ân nào?
T: Những đặc ân mà Thiên Chúa đã ban cho Đức Maria là:
1. Ơn vô nhiễm nguyên tội
2. Ơn làm Mẹ Thiên Chúa
3. Ơn Đồng Trinh trọn đời
4. Ơn hồn xác lên trời
165/ H: Đức Maria đã cộng tác thế nào trong công trình cứu độ?
T: Đức Maria đã cộng tác cách rất đặc biệt vào công trình của Đấng Cứu Thế nhờ đức tin, đức cậy, và đức ái, nhất là sự vâng phục để Thánh ý Chúa Cha được thi hành trọn vẹn nơi Đức Giêsu.
166/ H: Đức Maria có vị trí nào trong Hội Thánh?
T: Đức Maria là chi thể trổi vượt và là gương mẫu sáng ngời của Hội Thánh. Vì Người đã là Mẹ của Đầu nhiệm thể Chúa Giêsu thì cũng là Mẹ của toàn thân là Hội Thánh.
167/ H: Ta phải làm gì để tỏ lòng kính mến Đức Mẹ?
T: Ta nên suy niệm đời sống Đức Mẹ, năng lần chuỗi mân côi, và nhất là noi gương bắt chước các nhân đức của Ngài. Ta cũng nên siêng năng cầu xin với Đức Mẹ vì Đức Mẹ rất yêu thương ta, và Thiên Chúa đã muốn dùng tay Đức Mẹ để ban nhiều ơn lành cho ta.
¶¶
PHẦN II: CỬ HÀNH MẦU NHIỆM KITÔ GIÁO
BÀI 18: PHỤNG VỤ VÀ BÍ TÍCH
Thiên Chúa đã ban cho tôi làm người phục vụ Đức Giêsu Kitô giữa các dân ngoại, lo việc tế tự là rao giảng Tin Mừng của Thiên Chúa, để các dân ngoại được Thánh Thần thánh hóa mà trở nên một lễ phẩm đẹp lòng Thiên Chúa” (Rm 15,16)
168/ H: Phụng vụ là gì?
T: Phụng vụ là việc tôn thờ chính thức của toàn thể Hội Thánh để tôn vinh Thiên Chúa Ba Ngôi và thánh hóa con người.
169/ H: Phụng vụ có quan trọng không?
T: Phụng vụ rất quan trọng vì những lẽ này:
+ Một là phụng vụ cho ta tham dự vào việc cầu nguyện của Chúa Kitô, hướng lên Chúa Cha trong Chúa Thánh Thần.
+ Hai là phụng vụ là nguồn mạch sự sống của Hội Thánh.
+ Ba là phụng vụ nhằm giáo huấn và hoán cải dân Chúa.
170/ H: Những ai được cử hành phụng vụ của Hội Thánh?
T: Toàn thể dân Chúa, vì tất cả đều có chức Tư Tế chung. Tuy nhiên một số tín hữu được tuyển chọn qua bí tích Truyền Chức Thánh với tư cách tư tế thừa tác để cử hành phụng vụ nhân danh Chúa Kitô và Hội Thánh.
171/ H: Trong các sinh hoạt của Hội Thánh, việc cử hành phụng vụ nào được coi là quan trọng nhất?
T: Ngày Chúa Nhật là quan trọng nhất vì là ngày của Chúa, ngày Đức Kitô đã Phục Sinh, vì thế ngày Chúa Nhật là nền tảng và trung tâm của cả năm phụng vụ.
172/ H: Năm phụng vụ là gì?
T: Năm phụng vụ là thời gian Hội Thánh cử hành các Mầu nhiệm Chúa Kitô, từ Mầu nhiệp Nhập Thể đến Mầu nhiệm Cứu Chuộc diễn ra hàng năm để tưởng nhớ việc Ngôi Hai Thiên Chúa giáng sinh làm người, đến cuộc khổ nạn, sự phục sinh và lên trời để hoàn tất công trình cứu chuộc.
173/ H: Năm phụng vụ được tổ chức thế nào?
T: Năm phụng vụ được tổ chức thành mùa. Khởi đầu là Mùa Vọng, rồi Mùa Giáng Sinh, Mùa Chay, Mùa Phục Sinh và Mùa Thường Niên. Cử hành năm phụng vụ Hội Thánh giúp ta sống Mầu nhiệm Chúa Kitô đặc biệt là Mầu nhiệm Nhập Thể và Cứu Chuộc mà trọng tâm là hai ngày lễ: Mừng Chúa Giáng Sinh và Mừng Chúa Phục Sinh.
174/ H: Ta phải tham dự phụng vụ thế nào?
T: Ta phải tham dự phụng vụ cách ý thức, linh động, đầy đủ và hữu hiệu.
175/ H: Bí tích là gì?
T: Bí tích là những dấu chỉ hữu hiệu của ân sủng do Chúa Giêsu thiết lập và được trao lại cho Hội Thánh để ban sự sống thần linh cho ta.
176/ H: Có mấy bí tích?
T: Có bảy bí tích:
1. Bí tích Rửa Tội
2. Bí tích Thêm Sức
3. Bí tích Thánh Thể
4. Bí tích Hòa Giải
5. Bí tích Xức Dầu Bệnh Nhân
6. Bí tích Truyền Chức Thánh
7. Bí tích Hôn Phối
177/ H: Vì sao gọi là bí tích đức tin?
T: Vì khi lãnh nhận các bí tích, ta phải có lòng tin, và nhờ các bí tích, đức tin của ta càng thêm mạnh mẽ và vững chắc hơn.
178/ H: Ai cử hành các bí tích?
T: Hội Thánh cử hành các bí tích với tư cách là cộng đoàn tư tế của Chúa Kitô
179/ H: Các bí tích có cần thiết để được cứu độ không?
T: Đối với các tín hữu, các bí tích cần thiết để được ơn cứu độ, vì chính Chúa Kitô hành động nơi các bí tích, và Chúa Thánh Thần làm cho những người lãnh nhận nên giống Con Thiên Chúa.
180/ H: Cần có những điều kiện nào để lãnh nhận các bí tích?
T: Cần có những điều kiện này:
1. Phải đón nhận và học hiểu lời Chúa
2. Phải có đức tin và thật lòng ước muốn
181/ H: Các bí tích ban cho ta những ơn gì?
T: Các bí tích ban cho ta ơn thánh hóa và ơn trợ giúp.
182/ H: Ơn thánh hóa là gì?
T: Ơn thánh hóa là sự sống siêu nhiên, sự sống của Chúa Ba Ngôi thông ban cho ta, làm ta nên giống Chúa Kitô, nên con hiếu thảo và đáng hưởng gia nghiệp hạnh phúc trên trời.
183/ H: Ơn trợ giúp là gì?
T: Là sức mạnh Chúa ban để tăng thêm ơn thánh hóa, giúp ta làm lành lánh dữ, chu toàn bổn phận trong bậc sống và khi mắc tội thì giúp ta ăn năn trở lại.
184/ H: Những bí tích nào ban ơn thánh hóa?
T: Bí tích Rửa Tội và Hòa Giải ban ơn thánh hóa. Còn năm bí tích kia chỉ tăng thêm ơn thánh hóa mà thôi. Cho nên ai sạch tội trọng mới được lãnh năm bí tích ấy.
185/ H: Những bí tích nào chỉ được lãnh một lần mà thôi?
T: Có ba bí tích này:
1. Bí tích Rửa Tội
2. Bí tích Thêm Sức
3. Bí tích Truyền Chức Thánh
Vì ba bí tích ấy in vào linh hồn dấu ấn thiêng liêng không thể xóa được.
¶¶
BÀI 19: BÍ TÍCH RỬA TỘI
Thầy đã được trao toàn quyền trên trời dưới đất. Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Cha và Con và Thánh Thần” (Mt 28, 16-20)
186/ H: Bí tích Rửa Tội là gì?
T: Là bí tích Chúa Giêsu đã lập để ta được tái sinh vào đời sống mới bởi nước và Chúa Thánh Thần.
187/ H: Bí tích Rửa Tội được thực hiện qua dấu chỉ nào?
T: Qua việc đổ nước trên đầu và đọc lời rửa tội nhân danh Thiên Chúa Ba Ngôi.
188/ H: Bí tích Rửa Tội đem lại cho ta những ơn nào?
T: Bí tích Rửa Tội đem lại cho ta những ơn này:
+ Một là được tha tội nguyên tổ và mọi tội riêng ta đã phạm, cùng mọi hình phạt do tội gây ra.
+ Hai là được sinh lại vào đời sống mới, trở nên con cái Thiên Chúa, chi thể Chúa Kitô và đền thờ Chúa Thánh Thần.
+ Ba là được gia nhập vào Hội Thánh là thân thể Chúa Kitô.
+ Bốn là được ghi vào trong linh hồn ta một dấu ấn thiêng liêng vĩnh viễn, để dự phần vào chức Tư Tế của Chúa Kitô.
189/ H: Nhờ bí tích Rửa Tội, ta được dự phần vào những chức vụ nào của Chúa Kitô?
T: Ta được dự phần vào chức vụ tế lễ, rao giảng Lời Chúa và sắp đặt mọi sự trần thế theo ánh sáng Tin Mừng
190/ H: Bí tích Rửa Tội có cần cho ta được ơn cứu độ không?
T: Rất cần, vì Chúa Giêsu đã nói: “Ai không sinh lại bởi Nước và Thánh Thần, thì chẳng được vào Nước Thiên Chúa” (Ga 3,5)
191/ H: Những người chết mà chưa lãnh nhận bí tích Rửa Tội có thể được cứu độ không?
T: Những người chết chưa lãnh nhận bí tích Rửa Tội có thể được cứu độ trong ba trường hợp này:
+ Một là những người đã chết vì đạo Chúa
+ Hai là những người có lòng ước ao làm Con Chúa nhưng chưa có điều kiện lãnh nhận bí tích Rửa Tội.
+ Ba là những người chưa biết Tin Mừng và Hội Thánh Chúa nhưng đã theo tiếng lương tâm mà sống ngay lành.
192/ H: Những ai được quyền cử hành bí tích Rửa Tội?
T: Thông thường thì do Giám Mục, Linh Mục và Phó Tế, nhưng khi khẩn cấp thì mọi người đều có quyền và có bổn phận cử hành bí tích ấy, miễn làm làm theo cách thức và ý muốn của Hội Thánh.
193/ H: Người đến tuổi khôn muốn lãnh nhận bí tích Rửa Tội thì phải làm gì?
T: Phải có lòng tin và ước ao, phải học biết giáo lý và tham dự những nghi thức chuẩn bị gia nhập Kitô giáo.
194/ H: Có cần Rửa Tội cho các trẻ sơ sinh không?
T: Từ xa xưa, Hội Thánh đã ban bí tích Rửa Tội cho các trẻ sơ sinh, vì đây là một ân huệ Chúa ban và các em được Rửa Tội trong đức tin của Hội Thánh.
195/ H: Phải Rửa Tội thế nào?
T: Phải lấy nước lã đổ trên đầu kẻ lãnh nhận bí tích Rửa Tội, vừa đổ nước vừa đọc rằng: “Tôi rửa ông (hoặc bà, anh, chị, em, con, cháu...) nhân danh Cha và Con và Thánh Thần”
196/ H: Người lãnh nhận bí tích Rửa Tội thề hứa những gì?
T: Thề hứa từ bỏ ma quỉ, xa lánh tội lỗi, tin kính Thiên Chúa Ba Ngôi và sống xứng đáng là con cái Thiên Chúa trong Hội Thánh.
197/ H: Người đỡ đầu Rửa Tội có trách nhiệm gì?
T: Có trách nhiệm nêu gương sáng và dẫn dắt người tín hữu mới sống xứng đáng là người công giáo.
198/ H: Tại sao người ta lấy tên một vị Thánh để đặt tên cho một người khi lãnh nhận bí tích Rửa Tội?
T: Đặt tên Thánh cho một người khi lãnh nhận bí tích Rửa Tội để chỉ người đó từ nay thuộc về gia đình Dân Thánh Chúa, đồng thời có một vị Thánh làm bổn mạng để cầu bầu và noi gương.
¶¶
BÀI 20: BÍ TÍCH THÊM SỨC
Và khi ông Phaolô đặt tay trên họ, thì Thánh Thần ngự xuống trên họ, họ nói tiếng lạ và nói tiên tri
199/ H: Bí tích Thêm Sức là gì?
T: Là bí tích Chúa Giêsu đã lập để ban Chúa Thánh Thần, giúp người tín hữu sống bí tích Rửa Tội hoàn hảo hơn, liên kết mật thiết với Hội Thánh và được thêm sức mạnh mà làm chứng cho Chúa Kitô.
200/ H: Bí tích Thêm Sức được thực hiện qua những dấu chỉ nào?
T: Qua việc đặt tay cầu nguyện và xức dầu thánh, cùng với lời đọc rằng: “Hãy lãnh nhận ấn tín ơn Chúa Thánh Thần”.
201/ H: Những ai có quyền ban bí tích Thêm Sức?
T: Chỉ có các Giám Mục là những người kế vị các tông đồ mới có quyền ban bí tích Thêm Sức. Nhưng trong trường hợp khẩn cấp thì bất cứ linh mục nào cũng đều có nhiệm vụ ban bí tích này. (GL 883,3)
202/ H: Bí tích Thêm Sức cần thiết như thế nào?
T: Bí tích Thêm Sức rất cần để hoàn tất ân sủng của bí tích Rửa Tội và việc gia nhập Hội Thánh Chúa.
203/ H: Khi ban bí tích Thêm Sức thì cử hành những nghi thức nào?
T: Khi ban bí tích Thêm Sức, vị chủ lễ làm những nghi thức này:
+ Một là đặt tay trên đầu thỉnh viên và cầu nguyện Chúa Thánh Thần ngự xuống.
+ Hai là xức dầu trên trán và đọc: “... Hãy lãnh nhận ấn tín ơn Chúa Thánh Thần”
+ Ba là chúc bình an
204/ H: Trong lời cầu nguyện Thêm Sức, Hội Thánh xin Chúa Thánh Thần ban cho người lãnh nhận những ơn gì?
T: Hội Thánh xin Chúa Thánh Thần ban cho những ơn quen gọi là bảy ơn Chúa Thánh Thần:
1. Ơn khôn ngoan
2. Ơn hiểu biết
3. Ơn thông minh
4. Ơn biết lo liệu
5. Ơn sức mạnh
6. Ơn đạo đức
7. Ơn biết kính sợ Thiên Chúa
205/ H: Những ai được lãnh nhận bí tích Thêm Sức?
T: Những người đã được rửa tội và đến tuổi khôn, sạch tội trọng, học biết giáo lý đầy đủ, nhất là về bí tích Thêm Sức, và quyết sống đúng bổn phận người tín hữu.
206/ H: Khi lãnh nhận bí tích Thêm Sức có cần người đỡ đầu không?
T: Cần có người đỡ đầu để nâng đỡ, hướng dẫn trong việc giữ đạo và hoạt động tông đồ. Nên chọn người đã lãnh bí tích Thêm Sưc gương mẫu đạo đức, có thể chính người đỡ đầu Rửa Tội, người này sẽ đặt tay trên vai người mình đỡ đầu trong khi cử hành nghi thức.
207/ H: Khi lãnh nhận bí tích Thêm Sức, ta có những bổn phận nào?
T: Có ba bổn phận này:
+ Một là can đảm thực hành Lời Chúa dạy để làm chứng cho Chúa Kitô trong cuộc sống thường ngày.
+ Hai là góp phần xây dựng xã hội theo tinh thần Tin Mừng
+ Ba là tích cực bênh vực và truyền bá đức tin cho mọi người.
¶¶
BÀI 21: BÍ TÍCH THÁNH THỂ
Tôi là bánh hằng sống từ trời xuống, Ai ăn bánh này sẽ được sống muôn đời và bánh tôi ban tặng chính là thịt tôi đây, để cho thế gian được sống” (Ga 6,51)
208/ H: Bí tích Thánh Thể là gì?
T: Là bí tích Chúa Giêsu đã lập để tiếp tục lễ hy sinh trên thánh giá và để ban Mình Máu Người dưới hình bánh rượu làm của nuôi linh hồn ta.
209/ H: Chúa Giêsu đã thiết lập bí tích Thánh Thể khi nào?
T: Chúa Giêsu đã thiết lập bí tích Thánh Thể trong bữa tiệc ly với các môn đệ trước khi Người đi chịu chết.
210/ H: Chúa Giêsu đã thiết lập bí tích Thánh Thể thế nào?
T: Chúa Giêsu cầm lấy bánh, tạ ơn, bẻ ra, trao cho các môn đệ và nói : “Tất cả các con cầm lấy mà ăn, này là Mình Thầy sẽ bị nộp vì các con”; rồi Người cầm lấy chén rượu, cũng tạ ơn, trao cho các môn đệ và nói : “Tất cả các con cầm lấy mà uống, này là chén Máu Thầy, Máu giao ước mới, giao ước vĩnh cửu sẽ đổ ra cho các con và mọi người được tha tội, các con hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy”.
211/ H: Vì sao bí tích Thánh Thể là nguồn mạch và tột đỉnh của toàn thể đời sống người tín hữu?
T: Vì bí tích Thánh Thể chứa đựng tất cả kho tàng thiêng liêng của Giáo Hội, là chính Đức Kitô, Chiên Vượt Qua, Bánh ban sự sống cho nhân loại.
212/ H: Trong thánh lễ khi nào bánh rượu trở nên Mình Máu Chúa Giêsu?
T: Khi linh mục đọc lời truyền phép thì nhờ quyền năng Chúa Thánh Thần, bánh và rượu trở nên Mình Máu Chúa Giêsu.
213/ H: Chúa Giêsu hiện diện trong bí tích Thánh Thể thế nào?
T: Chúa Giêsu hiện diện dưới hình bánh rượu cách thực sự toàn vẹn cùng với linh hồn và thần tính của Người.
214/ H: Chúa Giêsu ban quyền cho ai được cử hành bí tích Thánh Thể?
T: Chúa Giêsu ban quyền cho các tông đồ và những người kế tiếp các Ngài trong chức linh mục khi nói rằng : “Các con hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy”.
215/ H: Ta phải thờ kính Chúa Giêsu trong bí tích Thánh Thể thế nào?
T: Ta phải siêng năng kính viếng, thờ lạy Thánh Thể, giữ sự nghiêm trang đứng đắn trong nhà thờ, nhất là tham dự thánh lễ và rước lễ.
¶¶
BÀI 22: THÁNH LỄ
Rồi Người cầm lấy bánh, dâng lời tạ ơn, trao cho các ông và nói : “Đây là Mình Thầy, hiến tế vì anh em. Anh em hãy làm việc này mà tưởng nhớ đến Thầy” (Lc 22,19)
216/ H: Thánh lễ là gì?
T: Thánh lễ là cuộc tưởng niệm Lễ Vượt Qua của Chúa Kitô, là tái diễn lại hy lễ Người dâng lên Chúa Cha trong phụng vụ của Hội Thánh.
217/ H: Hội Thánh dâng Thánh lễ vì những ý nào?
T: Hội Thánh dâng lễ vì những ý này:
+ Một là để tưởng niệm hy tế của Chúa Kitô dâng trên thập giá xưa.
+ Hai là để cảm tạ và ngợi khen Chúa Cha vì các ơn huệ Người ban cho loài người.
218/ H: Thánh lễ có mấy phần?
T: Thánh lễ có hai phần chính :
+ Một là phụng vụ Lời Chúa
+ Hai là phụng vụ Thánh Thể
Hai phần này liên kết chặt chẽ với nhau làm thành một hành vi phụng tự duy nhất. Thật vậy, Thánh lễ là bàn tiệc gồm Lời Chúa và Thánh Thể, nơi đây các tín hữu được giáo huấn và bổ dưỡng.
219/ H: Phần phụng vụ Lời Chúa gồm những gì?
T: Phần chính yếu của phụng vụ Lời Chúa là các bài đọc trích từ Kinh Thánh, với những bài Thánh ca kèm theo, còn bài giảng, lời tuyên xưng đức tin (Kinh Tin Kính) và lời nguyện giáo dân có mục đích khai triển và kết thúc phần phụng vụ Lời Chúa.
220/ H: Phần phụng vụ Thánh Thể gồm những gì?
T: Phần phụng vụ Thánh Thể gồm:
+ Dâng lễ: chuẩn bị lễ vật mà trong giây lát nữa sẽ trở thành Mình và Máu Chúa Kitô.
+ Kinh ta ơn (kinh nguyện Thánh Thể) là trung tâm và đỉnh điểm của Thánh Lễ.
+ Những nghi thức hiệp lễ: kinh lạy cha, chúc bình an, bẻ bánh, kinh lạy chiên Thiên Chúa, rước lễ và lời nguyện hiệp lễ.
221/ H: Ta phải dự Thánh Lễ thế nào?
T: Ta phải tích cực tham gia Thánh lễ từ đầu đến cuối mới được coi là chu toàn luật buộc. Đồng thời phải hợp lòng, hợp ý với chủ tế và cộng đoàn để dâng lễ, giữ các nghi thức, thưa kinh hay ca hát chung với nhau và rước lễ cho sốt sáng.
222/ H: Muốn rước lễ thì phải có những điều kiện nào?
T: Muốn rước lễ thì phải sạch tội trọng, có ý ngay lành, dọn mình chu đáo và giữ chay một giờ trước khi rước lễ.
223/ H: Ta nên siêng năng rước lễ thế nào?
T: Ngoài bổn phận rước lễ mỗi năm ít là một lần vào mùa Phục Sinh, ta nên rước lễ hằng ngày. Hội Thánh cho phép rước lễ hai lần một ngày khi tham dự hai hoặc nhiều Thánh lễ trong ngày.
224/ H: Rước lễ thì được những ơn ích nào?
T: Ta được kết hợp mật thiết với Chúa Kitô và Hội Thánh, được tẩy xóa các tội nhẹ, được lớn lên trong ân sủng và bảo đảm sự sống đời đời.
225/ H: Sau khi rước lễ ta phải làm gì?
T: Ta phải cám ơn Chúa đã thương ngự vào linh hồn. Dâng hồn xác và những ước nguyện cho Chúa. Xin Chúa ban cho ta muôn ơn lành hồn xác.
226/ H: Ta phải tôn thờ Chúa Kitô trong bí tích Thánh Thể thế nào?
T: Ta phải tỏ lòng tin bằng thái độ cung kính thờ lạy Chúa đang ngự thật trong bí tích Thánh Thể, khao khát rước Chúa, năng tham dự Thánh lễ và viếng Thánh Thể.
227/ H: Ta nối kết Thánh lễ với cuộc sống ta thế nào?
T: Đến nhà thờ, ta dâng cuộc sống làm của lễ; Khi ra về, ta thực hành Lời Chúa đã được nghe.
¶¶
BÀI 23: BÍ TÍCH HÒA GIẢI
Bấy giờ người con nói rằng: “Thưa cha, con thật đắc tội với Trời và với cha, chẳng còn đáng gọi là con cha nữa”. (Lc 15,21)
228/ H: Bí tích Hòa Giải là gì?
T: Là bí tích Chúa Giêsu đã lập để tha các tội ta đã phạm từ khi lãnh nhận bí tích Rửa Tội về sau, cũng giao hòa ta với Chúa và Hội Thánh. Bí tích này còn được gọi là bí tích Giải Tội hay Thống Hối.
229/ H: Chúa Giêsu đã lập bí tích Hòa Giải khi nào?
T: Chúa Giêsu đã lập bí tích này vào chiều ngày Phục Sinh, khi hiện đến với các tông đồ và nói : “Anh em hãy nhận lãnh Thánh Thần. Anh em tha tội cho ai thì người ấy được tha, anh em cầm buộc ai thì người đó bị cầm buộc” (Ga 20,22-23)
230/ H: Những ai trong Hội Thánh có quyền tha tội?
T: Các Giám mục và những linh mục được quyền giải tội đều có thể tha thứ các tội lỗi nhân danh Thiên Chúa Ba Ngôi.
231/ H: Những ai cần lãnh nhận bí tích Hòa Giải?
T: Những người đã phạm tội trọng thì cần lãnh nhận bí tích Giải Tội; còn ai chỉ mắc tội nhẹ mà lãnh nhận bí tích này thì cũng được nhiều ơn ích thiêng liêng.
232/ H: Muốn lãnh nhận bí tích Hòa Giải thì phải làm gì?
T: Phải làm bốn việc này
+ Một là xét mình
+ Hai là ăn năn dốc lòng chừa
+ Ba là xưng tội
+ Bốn là làm việc đền tội
233/ H: Xét mình là gì?
T: Xét mình là thành tâm nhớ lại các tội đã phạm từ lần xưng tội trước cho đến bây giờ, mỗi tội phạm mấy lần và những trường hợp làm cho tội nặng hơn.
234/ H: Ăn năn dốc lòng chừa là gì?
T: Là thật lòng thống hối vì đã phạm tội mất lòng Chúa và quyết tâm chừa cải.
235/ H: Có cách nào giúp ta ăn năn tội không?
T: Có hai cách này:
+ Một là nhớ đến Chúa là Cha nhân từ hằng yêu thương và sẵn sàng tha thứ.
+ Hai là nhớ đến Đức Giêsu đã chịu đau khổ, chịu chết vì tội lỗi ta.
236/ H: Có kinh nào giúp ta ăn năn tội không?
T: Có “kinh ăn năn tội”. Ta có thể đọc kinh này cách chậm rãi và dựa vào ý nghĩa lời kinh mà bày tỏ tâm tình ăn năn sám hối. Trước khi vào tòa xưng tội, ta nên đọc “kinh cáo mình”.
237/ H: Xưng tội là gì?
T: Là tới tòa giải tội, thành tâm thú nhận với linh mục đại diện Chúa Kitô, các tội mình đã phạm.
238/ H: Phải xưng tội thế nào?
T: Phải xưng tội cách thành thật, rõ ràng tất cả các tội trọng chưa xưng, và khuyên xưng cả các tội nhẹ để sống đẹp lòng Chúa hơn.
239/ H: Khi xưng tội xong thì phải làm gì?
T: Phải lắng nghe cha giải tội khuyên bảo và chỉ việc đền tội. Rồi cúi đầu đọc thầm “kinh ăn năn tội”. Khi nghe linh mục đọc lời tha tội: “Vậy cha tha tội cho con, nhân danh Cha và Con và Thánh Thần” thì làm dấu thánh, rồi thưa “Amen”. Sau đó cha giải tội nói: “Chúc con về bình an” thì thưa: “Tạ ơn Chúa, cám ơn cha”. Rồi đi ra mà lo việc đền tội.
240/ H: Đền tội là gì?
T: Là làm việc mà cha giải tội chỉ định để tạ lỗi cùng Thiên Chúa, và đền bù, sửa lại những thiệt hại do tội lỗi gây ra.
241/ H: Trong 4 việc trên việc nào quan trọng nhất?
T: Việc ăn năn dốc lòng chừa, vì chỉ ai thực lòng ăn năn và quyết tâm chừa cải thì mới đáng hưởng tình thương của Chúa. (Cả khi không thể xưng tội thì cũng được Chúa ban ơn tha thứ).
242/ H: Bí tích Giải Tội đem lại cho ta những ơn ích nào?
T: Đem lại cho ta những ơn này:
+ Một là được tha thứ và được giao hòa với Thiên Chúa và Hội Thánh.
+ Hai là được tha khỏi án phạt đời đời do các tội trọng gây nên.
+ Ba là được sự bình an trong lòng, và được thêm sức mạnh để chiến thắng tội lỗi.
¶¶
BÀI 24: BÍ TÍCH XỨC DẦU BỆNH NHÂN
Ai trong anh em đau yếu ư? Người ấy hãy mời các kỳ mục của Hội Thánh đến; họ sẽ cầu nguyện cho người ấy, sau khi xức dầu nhân danh Chúa”. (Gc 5,14)
243/ H: Bí tích Xức Dầu Bệnh Nhân là gì?
T: Là bí tích Chúa Giêsu đã lập để ban ơn nâng đỡ bệnh nhân và người già yếu về phần hồn và phần xác.
244/ H: Bí tích Xức Dầu Bệnh Nhân ban những ơn nào?
T: Bí tích Xức Dầu Bệnh nhân ban những ơn này:
+ Một là kết hợp bệnh nhân với cuộc khổ nạn của Chúa Kitô để sinh ơn ích cho chính mình và cho Hội Thánh.
+ Hai là ban niềm an ủi và lòng can đảm để biết chịu đựng những đau đớn của bệnh tật hoặc tuổi già vì lòng yêu mến Chúa.
+ Ba là tha thứ các tội lỗi quên sót hay chưa kịp lãnh bí tích Hòa Giải.
+ Bốn là phục hồi sức khỏe phần xác nếu lợi ích cho linh hồn.
+ Năm là được bình an giúp bệnh nhân dọn mình chết lành.
1.           H : Ai có quyền ban bí tích Xức Dầu Bệnh Nhân?
T: Chỉ có Giám Mục và Linh Mục mới được ban bí tích này.
246/ H: Nghi thức Xức Dầu Bệnh Nhân cử hành thế nào?
T: Sau khi sám hối, cử hành Lời Chúa, cầu nguyện và đặt tay, Linh mục xức dầu thánh trên trán và hai bàn tay của bệnh nhân, đồng thời đọc lời sức dầu như Hội Thánh dạy.
247/ H: Khi nào cần lãnh nhận bí tích Xức Dầu?
T: Khi người tín hữu lâm cảnh nguy tử vì bệnh nặng hay tuổi già kiệt sức thì nên mời Linh mục tới ban bí tích Xức Dầu cho họ
248/ H: Được lãnh nhận bí tích Xức Dầu mầy lần?
T: Mỗi khi người tín hữu ngã bệnh nặng thì có thể lãnh nhận bí tích này, kể cả khi đã lãnh nhận bí tích rồi, mà bệnh trở nên nguy kịch hơn.
249/ H: Muốn lãnh nhận bí tích Xức Dầu thì phải có những điều kiện nào?
T: Phải có những điều kiện này:
+ Một là đã đến tuổi khôn và ở trong tình trạng tỉnh trí. (x. GL 1007)
+ Hai là nếu không xưng các tội trọng được thì phải thật lòng thống hối ăn năn.
+ Ba là không cố chấp sống trong tình trạng tội lỗi công khai (x. GL 1007)
250/ H: Người coi sóc bệnh nhân có những bổn phận nào?
T: Phải lấy lòng bác ái săn sóc phần xác, lấy đức tin an ủi khuyên bảo bệnh nhân vui lòng chịu đau đớn, để kết hợp với cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu, và khi cơn bệnh trở nên trầm trọng thì phải báo tin cho Cha xứ và giúp bệnh nhân dọn mình lãnh nhận các bí tích.
¶¶
BÀI 25: BÍ TÍCH TRUYỀN CHỨC THÁNH
Đức Giêsu lên núi và gọi đến với Người những kẻ Người muốn. Và các ông đến với Người. Người lập nhóm mười hai, để các ông ở với Người và để Người sai các ông đi rao giảng”. (Mc 3,13-14)
251/ H: Bí tích Truyền Chức Thánh là gì?
T: Là bí tích Chúa Giêsu đã lập để thông ban chức Linh mục cho những người được tuyển chọn, hầu phục vụ Dân Chúa bằng việc giảng dạy, tế tự, và điều hành mục vụ tùy theo cấp bậc mình là Giám Mục, Linh mục hay Phó tế.
252/ H: Chúa Giêsu đã lập bí tích Truyền Chức Thánh khi nào?
T: Chúa Giêsu đã lập bí tích này trong bữa Tiệc Ly, khi Người nói với các tông đồ rằng: “Anh em hãy làm việc này mà tưởng nhớ đến Thầy”. (Lc 22,19)
253/ H: Ai được quyền ban bí tích Truyền Chức Thánh?
T: Chỉ các Giám Mục có quyền ban bí tích này thôi, vì các Ngài đã nhận quyền ấy từ các tông đồ.
254/ H: Bí tích Truyền Chức Thánh được cử hành thế nào?
T: Bí tích Truyền Chức Thánh được cử hành bằng việc đặt tay cùng với lời nguyện thánh hiến. Bí tích này cũng in dấu ấn thiêng liêng không thể xóa được.
255/ H: Ai được lãnh nhận bí tích Truyền Chức Thánh?
T: Chỉ những người nam đã được rửa tội, tự nguyện giữ luật độc thân, và được Hội Thánh công nhận đủ khả năng thi hành chức vụ mới được lãnh nhận bí tích Truyền Chức Thánh.
256/ H: Trong bí tích Truyền Chức Thánh, Chúa Giêsu trao cho người lãnh nhận những quyền nào?
T: Chúa Giêsu trao cho họ ba quyền này:
+ Một là rao giảng Lời Chúa
+ Hai là tế lễ và ban các bí tích
+ Ba là hướng dẫn và phục vụ Dân Chúa
257/ H: Người tín hữu có bổn phận nào đối với các vị chủ chăn của mình?
T: Người tín hữu có bổn phận cầu nguyện, tôn trọng, vâng lời các vị chủ chăn  trong các điều hợp lẽ đạo, tích cực cộng tác xây dựng Nước Chúa, đồng thời cũng phải giúp đỡ các Ngài về tinh thần và vật chất nữa.
¶¶
BÀI 26: BÍ TÍCH HÔN PHỐI
Sách Thánh có lời chép rằng: Chính vì thế, người đàn ông sẽ lìa cha mẹ mà gắn bó với vợ mình, và cả hai sẽ thành một xương một thịt”. (Ep 5,31)
258/ H: Bí tích Hôn Phối là gì?
T: Là bí tích Chúa Giêsu đã lập để kết hợp hai người tín hữu, một nam và một nữ, thành vợ chồng trước mặt Thiên Chúa và Hội Thánh, cùng ban ơn lành để họ sống xứng đáng ơn gọi của mình.
259/ H: Mục đích hôn nhân công giáo là gì?
T: Căn cứ vào Kinh Thánh, ta thấy mục đích chính của hôn nhân công giáo liên quan mật thiết với nhau và được Thiên Chúa ấn định ngay từ đầu, đó là, trọn đời yêu thương giúp đỡ lẫn nhau, sinh sản và giáo dục con cái.
260/ H: Làm thế nào để đôi bạn sống trọn đời yêu thương nhau?
T: Để sống trọn đời yêu thương nhau, đôi bạn phải:
+ Sống đạo tốt
+ Tôn trọng phẩm giá và quyền lợi chính đáng của bạn mình
+ Dung hợp những khác biệt về tâm sinh lý trong đời sống vợ chồng.
261/ H: Hôn nhân công giáo có mấy đặc tính?
T: Hôn nhân công giáo có hai đặc tính này:
+ Một là sống một vợ một chồng
+ Hai là trung thành yêu thương nhau trọn đời.
Trong hôn nhân công giáo, vì lý do bí tích, những đặc tính này có sự bền vững đặc biệt.
262/ H: Bí tích Hôn Phối ban cho vợ chồng những ơn ích nào?
T: Bí tích Hôn Phối ban cho vợ chồng ơn biết yêu nhau như Chúa Kitô yêu Hội Thánh, nhờ đó họ sống trung thành và giúp nhau nên Thánh trong bậc sống gia đình.
263/ H: Muốn lãnh nhận bí tích Hôn Phối thì phải có những điều kiện nào?
T: Phải có những điều kiện này:
+ Một là đã lãnh bí tích Rửa Tội
+ Hai là không mắc ngăn trở bởi luật tự nhiên và luật Hội Thánh
+ Ba là hiểu biết, về bí tích Hôn Phối và đời sống gia đình.
+ Bốn là có tự do kết hôn và công khai nói lên sự ưng thuận của mình theo nghi thức Hội Thánh.
264/ H: Tại sao gia đình công giáo được gọi là “Hội Thánh Tại Gia”?
T: Vì cũng như Hội Thánh, gia đình là cộng đoàn ân sủng và cầu nguyện, là trường dạy các đức tính nhân bản và siêu nhiên, là cộng đoàn truyền giáo.
¶¶
PHẦN III: ĐỜI SỐNG TRONG ĐỨC KITÔ
BÀI 27: LUẬT LUÂN LÝ VÀ NHÂN ĐỨC
Ta sẽ đặt luật của Ta vào bên trong chúng và Ta sẽ viết trên tim lòng chúng”. (Gr 31,33)
265/ H: Thiên Chúa đã ban điều gì để hướng dẫn ta đi trong đường lối Người?
T: Thiên Chúa đã ban luật luân lý, gồm luật tự nhiên, luật Cựu ước và luật Tân ước.
266/ H: Luật tự nhiên là luật nào?
T: Luật tự nhiên là luật được Thiên Chúa ghi khắc trong tâm hồn mọi người, ở mọi nơi và mọi thời để giúp lý trí phân biệt điều thiện, điều ác, quen gọi là tiếng nói của lương tâm hay lương tri.
267/ H: Luật Cựu ước là luật nào?
T: Luật Cựu ước là luật Thiên Chúa đã ban cho dân Israel qua Môsê tại núi Sinai, gồm tóm trong Mười Điều Răn, quen gọi là Mười Điều Răn Đức Chúa Trời.
268/ H: Luật Tân ước là luật nào?
T: Luật Tân ước là luật đã được Chúa Kitô công bố cách đặc biệt trong bài giảng trên núi. Luật Tân ước là luật yêu thương, luật ân sủng và tự do.
269/ H: Luật Tân ước có giá trị như thế nào?
T: Luật Tân ước kiện toàn luật tự nhiên và luật Cựu ước, đòi hỏi ta phải thay đổi tận cõi lòng để nên hoàn thiện như Cha trên trời là Đấng hoàn thiện. (x. Mt 5,48)
270/ H: Nhân đức là gì?
T: Nhân đức là thói quen tốt và bền vững giúp ta làm sự thiện cách dễ dàng hơn.
271/ H: Có mấy nhân đức nhân bản?
T: Có nhiều nhân đức nhân bản, trong đó bốn nhân đức chính là: khôn ngoan, công bằng, dũng cảm và tiết độ.
272/ H: Đức khôn ngoan là gì?
T: Đức khôn ngoan là nhân đức giúp ta nhận rõ điều tốt cần làm và những phương tiện chính đáng để làm điều tốt ấy.
273/ H: Đức công bằng là gì?
T: Đức công bằng là nhân đức giúp ta quyết tâm dành cho Thiên Chúa những gì thuộc về Thiên Chúa và dành cho người khác những gì thuộc về họ.
274/ H: Đức dũng cảm là gì?
T: Đức dũng cảm là nhân đức giúp ta bền lòng bền chí theo đuổi điều thiện dù gặp nhiều gian nan thử thách.
275/ H: Đức tiết độ là gì?
T: Đức tiết độ là nhân đức giúp ta biết tự chủ trước sức quyến rũ của các thú vui và giữ được chừng mực khi hưởng dùng mọi sự ở đời này.
276/ H: Có kinh nào giúp ta dễ nhớ những nhân đức phải tập luyện chăng?
T: Có kinh “Cải tội bảy mối có bảy đức”
+ Thứ nhất, khiêm nhường chớ kiêu ngạo,
+ Thứ hai, rộng rãi chớ hà tiện,
+ Thứ ba, giữ mình sạch sẽ chớ mê dâm dục,
+ Thứ bốn, hay nhịn chớ hờn giận,
+ Thứ năm, kiêng bớt chớ mê ăn uống,
+ Thứ sáu, yêu người chớ ghen ghét,
+ Thứ bảy, siêng năng việc Đức Chúa Trời chớ làm biếng.
277/ H: Có mấy nhân đức đối thần?
T: Có ba nhân đức đối thần là đức tin, đức cậy và đức mến.
278/ H: Đức tin là gì?
T: Đức tin là ơn Thiên Chúa ban, giúp ta trao phó trọn bản thân và đời mình cho Thiên Chúa, cùng đón nhận tất cả những gì Thiên Chúa đã mặc khải mà Hội Thánh truyền lại cho ta.
279/ H: Đức cậy là gì?
T: Đức cậy là ơn Thiên Chúa ban giúp ta dựa vào sức mạnh Chúa Thánh Thần mà vững lòng mong đợi hạnh phúc Nước Trời Chúa Giêsu đã hứa ban.
280/ H: Đức mến là gì?
T: Đức mến là ơn Thiên Chúa ban, giúp ta kính mến Thiên Chúa trên hết mọi sự, và lại vì Chúa mà yêu thương mọi người như chính bản thân vậy.
281/ H: Ngoài ba nhân đức đối thần, ta còn được hưởng những ơn nào nữa không?
T: Ta còn được nâng đỡ bởi bảy ơn Chúa Thánh Thần:
+ Một là ơn khôn ngoan
+ Hai là ơn thông hiểu
+ Ba là ơn thông minh
+ Bốn là ơn biết lo liệu
+ Năm là ơn sức mạnh
+ Sáu là ơn đạo đức
+ Bảy là ơn biết kính sợ Thiên Chúa
¶¶
BÀI 28: MƯỜI ĐIỀU RĂN ĐỨC CHÚA TRỜI
Nếu chúng ta nói là chúng ta không có tội, chúng ta tự lừa dối mình, và sự thật không ở trong chúng ta” (1Ga 1,8)
282/ H: Mười Điều Răn Đức Chúa Trời là những điều nào?
T: Là những điều này:
+ Thứ nhất: Thờ phượng một Đức Chúa Trời và kính mến người trên hết mọi sự
+ Thứ hai: Chớ kêu tên Đức Chúa Trời vô cớ
+ Thứ ba: Giữa ngày Chúa Nhật
+ Thứ bốn: Thảo kính cha mẹ
+ Thứ năm: Chớ giết người
+ Thứ sáu: Chớ làm sự dâm dục
+ Thứ bảy: Chớ lấy của người
+ Thứ tám: Chớ làm chứng dối
+ Thứ chín: Chớ muốn vợ chồng người
+ Thứ mười: Chớ tham của người
Mười điều răn ấy tóm về hai điều này mà chớ, trước kính mến người trên hết mọi sự, sau lại yêu người như mình ta vậy. Amen.
283/ H: Ta phải làm gì đề xứng đáng là con cái Chúa?
T: Ta phải luôn nhận biết và tuân theo thánh ý Chúa được tỏ lộ qua Mười Điều Răn Đức Chúa Trời, Sáu Điều Răn Hội Thánh và Lời Chúa dạy trong Phúc Âm.
284/ H: Tội là gì?
T: Tội là khi ta lìa bỏ Chúa mà theo loài thụ tạo, bởi cố tình lỗi luật Chúa hay luật Hội Thánh trong tư tưởng, lời nói, việc làm hoặc ước muốn hay bỏ qua việc bổn phận phải làm.
285/ H: Có mấy thứ tội?
T: Có hai thứ : một là tội trọng, hai là tội nhẹ.
286/ H: Thế nào là tội trọng?
T: Tội trọng là cố tình phạm luật Chúa trong những điều quan trọng mà ta kịp suy biết.
287/ H: Tội trọng gây hậu quả tai hại thế nào?
T: Tội trọng phá hủy sự sống siêu nhiên, cắt đứt tình nghĩa với Thiên Chúa, và nếu không hối cải, thì sẽ phải xa cách Thiên Chúa và mất hạnh phúc đời đời.
288/ H: Khi lỡ phạm tội trọng ta phải làm gì?
T: Phải thực lòng thống hối và lo liệu đi xưng tội ngay, lại phải dùng mọi phương thế để không tái phạm nữa
289/ H: Thế nào là tội nhẹ?
T: Khi lỗi phạm một điều luật nhẹ hoặc một điều luật nặng nhưng chưa kịp suy biết đầy đủ hoặc chưa hoàn toàn ưng theo.
290/ H: Tội nhẹ gây tác hại nào?
T: Tội nhẹ khiến ta giảm bớt lòng mến Chúa, để hướng chiều về điều xấu và dễ phạm tội trọng hơn.
291/ H: Sáu Điều Răn Hội Thánh là những điều nào?
T: Là những điều này
+ Thứ nhất: Xem lễ ngày Chúa Nhật và những ngày lễ buộc.
+ Thứ hai: Chớ làm việc xác ngày Chúa Nhật cùng các ngày lễ buộc.
+ Thứ ba: Xưng tội một năm ít là một lần.
+ Thứ bốn: Chịu Mình Thánh Đức Chúa Giêsu trong mùa Phục Sinh
+ Thứ năm: Giữ chay những ngày Hội Thánh Buộc.
+ Thứ sáu: Kiêng thịt ngày thứ sáu cùng những ngày khác Hội Thánh dạy.
292/ H: Ngoài Mười Điều Răn Đức Chúa Trời và Sáu Điều Răn Hội Thánh, các tội ta phạm còn thường do những nết xấu nào?
T: Thường do bảy nết xấu này, quen gọi là bảy mối tội đầu:
+ Một là kiêu ngạo
+ Hai là hà tiện
+ Ba là dâm dục
+ Bốn là hờn giận
+ Năm là mê ăn uống
+ Sáu là ghen ghét
+ Bảy là lười biếng
293/ H: Ta phải có thái độ nào đối với tội lỗi?
T: Ta phải dứt khoát với tội lỗi, xa tránh dịp tội, siêng năng xưng tội rước lễ và cố gắng đổi mới đời sống hằng ngày.
¶¶
BÀI 29: TÔN THỜ THIÊN CHÚA
Nghe đây hỡi Israel : Đức Chúa, Thiên Chúa của chúng ta là Đức Chúa duy nhất. Hãy yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của anh em hết lòng, hết dạ, hết sức anh em” (TL 6,4-5)
Nội Dung: Điều răn thứ Nhất
Bổn phận phải tin kính, tôn thờ và mến yêu Thiên Chúa là điều răn thứ nhất và quan trọng nhất trong mười điều răn. Tất cả các điều răn khác đều tùy thuộc vào đó. Nhận biết và yêu mến Thiên Chúa cũng như tránh làm những điều trái ngược với sự nhận biết và lòng yêu mến ấy, chính là khởi điểm cho đời sống luân lý của người tín hữu.
294/ H: Điều răn thứ nhất dạy ta những gì?
T: Điều răn thứ nhất dạy ta nhận biết và chỉ tôn thờ một Thiên Chúa, cùng biểu lộ lòng tôn thờ ấy bằng đức tin, đức cậy và đức mến.
295/ H: Ta phải làm gì để thờ phượng Thiên Chúa?
T: Ta phải tin tưởng, yêu mến, cậy trông, cầu nguyện; thực hiện những điều đã khấn hứa và luôn dâng lên Thiên Chúa những hy sinh làm dấu chứng lòng tôn thờ.
296/ H: Ta phải yêu mến Thiên Chúa như thế nào?
T: Ta phải yêu mến Thiên Chúa hết lòng, hết sức, trên hết mọi sự, và mau mắn làm theo ý Chúa để đáp lại tình Chúa thương ta.
297/ H: Có những tội nào nghịch cùng điều răn thứ nhất?
T: Có những tội này:
+ Một là nghi ngờ về đức tin, chối đạo, bỏ đạo
+ Hai là mê tín dị đoan, bói toán ma thuật, tin thờ cầu khấn với loài thụ tạo.
+ Ba là làm biếng đọc kinh, cầu nguyện và học hỏi Lời Chúa.
298/ H: Khấn hứa là gì?
T: Là tự hiến thân cho Thiên Chúa hoặc tự nguyện cam kết với Chúa sẽ làm một sự việc lành nào đó
299/ H: Ta phải tôn kính ảnh tượng thế nào cho hợp với điều răn thứ nhất?
T: Vì Con Thiên Chúa đã mặc lấy xác phàm hữu hình, nên ta có thể dùng ảnh tượng để hướng lòng về Thiên Chúa cũng như để tôn kính và noi gương các thánh.
300/ H: Để ngày càng lớn lên trong đức tin ta cần phải làm gì?
T: Ta cần không ngừng đào sâu giáo lý, siêng năng cầu nguyện và góp phần truyền bá đức tin.
Nội Dung: Điều răn thứ Hai
Tôn kính Danh Thánh Chúa
Ngươi không được dùng tên Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi mà làm điều bất xứng vì Đức Chúa không dung tha kẻ dùng tên Ngài mà làm điều bất xứng” (Dnl 5,11)
301/ H: Điều răn thứ hai dạy ta những gì?
T: Điều răn thứ hai dạy ta bổn phận tôn kính Danh Thánh Thiên Chúa, vì Danh Người là Thánh.
302/ H: Có những tội nào nghịch cùng điều răn thứ hai?
T: Có những tội này:
+ Một là kêu tên Chúa vô cớ, như sử dụng cách bất xứng Danh Thánh Chúa, Chúa Giêsu, Đức Mẹ và các Thánh.
+ Hai là không giữ điều đã nhân danh Chúa mà thề hứa.
+ Ba là nói xúc phạm đến Chúa.
+ Bốn là thề gian.
303/ H: Để tôn vinh Danh Thánh Chúa trong mọi sự ta làm gì?
T: Ta nên làm dấu thánh giá khi khởi đầu ngày sống, khởi đầu mọi kinh nguyện cũng như mọi việc làm.
304/ H: Khi nào mới được lấy Danh Thiên Chúa mà thề?
T: Chỉ khi có việc thật sự hệ trọng hoặc bề trên đòi buộc thì ta mới được lấy Danh Thiên Chúa mà thề. Khi đó, buộc ta phải giữ đúng lời thề để tôn trọng danh dự và uy quyền của Thiên Chúa.
305/ H: Việc đặt tên thánh khi lãnh nhận bí tích rửa tội có ý nghĩa gì?
T: Có 2 ý nghĩa này:
+ Một là ta được chính thức có tên trong Hội Thánh
+ Hai là ta có ý xin Đức Mẹ hoặc các thánh bảo trợ, đồng thời cố gắng noi gương sáng nhân đức của các Ngài.
Nội Dung: Điều răn thứ Ba
Thánh Hóa ngày Chúa Nhật
Con hãy nhớ đến ngày lễ nghỉ hàng tuần để thánh hóa ngày ấy” (Kh 20,8). Ngày xưa, người Do Thái nghỉ ngày Sa-bát, ngày thứ bẩy cuối tuần, để kính nhớ Thiên Chúa đã hoàn tất công việc tạo dựng. Từ khi Đức Kitô sống lại vào ngày đầu tuần các Kitô hữu chọn ngày đầu tuần để mừng cuộc phục sinh của Chúa và gọi đó là ngày Chúa Nhật, tức ngày của Chúa.
306/ H: Điều răn thứ ba dạy ta những gì?
T: Điều răn thứ ba dạy ta thánh hóa ngày Chúa Nhật và các ngày lễ buộc.
307/ H: Ta phải làm gì để thánh hóa ngày Chúa Nhật và các ngày lễ buộc?
T: Ta phải dự Thánh lễ, nghỉ việc xác và gia tăng các việc lành như tham dự các giờ đọc kinh chung, làm việc bác ái tông đồ.
308/ H: Ta phải tham dự Thánh lễ Chúa Nhật như thế nào để chu toàn luật buộc?
T: Phải tích cực tham dự Thánh lễ từ đầu đến cuối, tham gia việc đọc kinh, ca hát, thưa đáp và giữ các nghi thức. Trừ khi vì lý do chính đáng được miễn chuẩn. Còn nếu ai cố tình bỏ lễ thì mắc tội trọng.
309/ H: Ngày Chúa Nhật có những ý nghĩa nào?
T: Có những ý nghĩa này:
+ Một là nhắc nhớ việc sáng tạo mới, được thực hiện nhờ cuộc phục sinh của Chúa Kitô vào ngày “thứ nhất trong tuần”.
+ Hai là hoàn tất ý nghĩa ngày lễ nghỉ Do Thái và hướng tới sự nghỉ ngơi muôn đời nơi Thiên Chúa.
310/ H: Luật buộc nghỉ ngày Chúa Nhật có mang ý nghĩa xã hội nào không?
T: Luật này là một đóng góp quí báu cho sinh hoạt tinh thần của xã hội loài người, vì giúp mọi người có thì giờ nghỉ ngơi và chăm lo đời sống gia đình, văn hóa, xã hội và tôn giáo.
¶¶
BÀI 30: - SỐNG HIẾU THẢO
               - TÔN TRỌNG SỰ SỐNG
               - SỐNG TRONG SẠCH
Nội Dung: Trong 7 điều răn về các quan hệ xã hội, cũng có tới 3 điều liên quan đến gia đình. Điều răn 6 và 9 soi sáng quan hệ giữa vợ chồng. Điều răn 4 dạy về quan hệ giữa con cái với cha mẹ và giữa cha mẹ với con cái, đồng thời cũng gián tiếp dạy về bổn phận hai chiều giữa anh chị em và giữa các quan hệ trong gia tộc, ở nhà trường, ngoài xã hội và trong Hội Thánh.
Điều Răn Thứ Tư : Thảo Kính Cha Mẹ
“Hỡi kẻ làm con hãy vâng lời cha mẹ theo tinh thần của Chúa, vì đó là điều phải đạo. Hãy tôn kính cha mẹ. Đó là giới răn có kèm theo lời hứa : Để ngươi được hạnh phúc và hưởng thọ trên mặt đất này” (Ep 6,1-3)
311/ H: Điều răn thứ tư dạy ta những gì?
T: Điều răn thứ tư dạy ta sống đúng chức phận mình trong gia đình, Hội Thánh và xã hội, mà trước hết là phải thảo kính cha mẹ cho tròn chữ hiếu.
312/ H: Tại sao ta phải thảo kính cha mẹ?
T: Vì cha mẹ có công sinh thành, dưỡng dục ta, và thay quyền Chúa để chăm sóc phần hồn phần xác cho ta.
313/ H: Cha mẹ có bổn phận nào đối với con cái?
T: Cha mẹ có bổn phận nuôi dưỡng, yêu thương dạy dỗ, và làm gương sáng cho con cái noi theo về mặt nhân bản cũng như đức tin; đồng thời, phải hướng dẫn con cái trong việc lựa chọn nghề nghiệp và bậc sống của mình.
314/ H: Con cái có bổn phận nào trong gia đình?
T: Phải biết trọng kính, vâng lời cha mẹ và người trên của mình. Lại phải tận tình giúp đỡ các ngài nhất là khi ốm đau, già nua, túng thiếu.
315/ H: Ta còn phải tôn kính và vâng lời ai nữa không?
T: Ta còn phải tôn kính và vâng lời các vị lãnh đạo tôn giáo và xã hội.
316/ H: Có những tội nào nghịch cùng điều răn thứ bốn không?
T: - Khi con cái, người dưới có lời nói, thái độ, việc làm bất kính, khinh dễ, ruồng rẫy, không vâng lời giúp đỡ cha mẹ và bề trên.
- Khi cha mẹ không lo cho đời sống con cái được no đủ về vật chất, được giáo dục về đạo đức và tinh thần. Nhất là để con cái hư hỏng vì lỗi lầm hay gương mù, gương xấu.
317/ H: Trong Tin Mừng, Hội Thánh dạy ta những nghĩa vụ nào để kiện toàn đạo hiếu?
T: Hội Thánh dạy ta những nghĩa vụ này:
+ Một là tôn kính, biết ơn và vâng lời cha mẹ trong những điều chính đáng.
+ Hai là lo cho cha mẹ khi các ngài còn sống được đầy đủ về phần xác cũng như phần hồn.
+ Ba là khi cha mẹ qua đời, phải lo việc an táng, hương khói, làm các việc lành, cầu nguyện và dâng lễ cho các ngài.
318/ H: Anh chị em có bổn phận nào đối với nhau?
T: Anh chị em trong gia đình phải biết kính trên nhường dưới, yêu thương đùm bọc lẫn nhau.
319/ H: Ta phải có bổn phận nào đối với tổ quốc?
T: Ta phải nhớ ơn các anh hùng dân tộc, yêu thương đồng bào, cùng nhau góp phần xây dựng xã hội trong sự thật, công bằng, liên đới và tự do.
Điều Răn Thứ Năm: Tôn Trọng Sự Sống
Anh em đã nghe luật dạy người xưa rằng: Chớ giết người. Ai giết người thì đáng bị đưa ra tòa. Còn Thầy, Thầy bảo cho anh em biết: ai giận anh em mình, thì phải bị đưa ra tòa. Ai mắng anh em mình là đồ ngốc, thì phải bị đưa ra trước Thượng Hội Đồng, còn ai chửi anh em mình là quân phản đạo, thì phải bị lửa hỏa ngục thiêu đốt” (Mt 5,21-22)
320/ H: Điều răn thứ năm dạy ta sự gì?
T: Điều răn thứ năm dạy ta quí trọng sự sống tự nhiên và siêu nhiên của mình cũng như của người khác. Và do đó cấm mọi hình thức xâm phạm đến sự sống con người.
321/ H: Tại sao ta phải quí trọng sự sống thể xác?
T: Vì thân xác ta là kỳ công của Thiên Chúa, là đền thờ Chúa Thánh Thần và ngày sau sẽ sống lại.
322/ H: Có những tội nào nghịch cùng điều răn thứ năm?
T: Có những tội này:
+ Một là cố ý giết người trực tiếp hoặc gián tiếp.
+ Hai là tự sát.
+ Ba là hành hung, đánh đập, đả thương người khác.
+ Bốn là gây nguy hại cho sức khỏe mình và người khác.
323/ H: Ta phải làm gì để giúp cuộc sống chung ngày thêm tốt đẹp?
T: Ta cần phải bỏ tính ích kỷ, nóng giận, trả thù. Cần tập luyện sự dịu hiền và biết quan tâm đến người khác.
324/ H: Có khi nào xâm phạm tới sự sống người khác mà chẳng mắc tội không?
T: Có, trong trường hợp tự vệ chính đáng, để bảo vệ mạng sống mình hay bảo vệ tổ quốc mà buộc lòng ta phải phạm đến người tấn công mình.
Điều Răn Thứ Sáu và thứ Chín: Sống Trong Sạch
Anh em hãy tránh xa tội gian dâm. Mọi tội người ta phạm đều ở ngoài thân xác mình, còn kẻ gian dâm thì phạm đến chính thân xác mình. Hay anh em lại chẳng biết rằng thân xác anh em là Đền Thờ của Chúa Thánh Thần sao?” (1Cr 6,18-19)
325/ H: Điều răn thứ sáu và thứ chín dạy ta sự gì?
T: Dạy ta giữ đức trong sạch trong tư tưởng, lời nói và việc làm.
326/ H: Có những tội nào nghịch cùng điều răn thứ sáu và thứ chín?
T: Khi người ta nghĩ tưởng, nói năng, nhìn xem hay làm những điều dâm ô, thô tục.
327/ H: Đức khiết tịnh đem lại cho ta điều gì?
T: Đức khiết tịnh giúp cho sức sống và tình yêu của ta được nguyên tuyền để có thể hiến trọn bản thân cho Thiên Chúa và đồng loại theo bậc sống mình.
328/ H: Sự khiết tịnh trong đời sống hôn nhân được biểu lộ thế nào?
T: Được biểu lộ qua ba điều này:
+ Một là yêu thương và kính trọng nhau mọi ngày
+ Hai là trung thành với nhau suốt đời bằng một tình yêu không chia sẻ
+ Ba là sinh con một cách có trách nhiệm theo như luật Chúa dạy
329/ H: Muốn đứng vững trong đức khiết tịnh ta cần phải làm gì?
T: Ta cần phải làm những điều này:
+ Một là nhớ mình yếu đuối để sáng suốt đề phòng
+ Hai là luôn sống tiết độ, hy sinh và ăn ở nết na
+ Ba là năng cầu nguyện và lãnh nhận các bí tích
+ Bốn là tránh dịp tội cho mình và cho người khác
330/ H: Tại sao phải giữ sự trong sạch trong tâm hồn?
T: Vì tư tưởng và lòng trí trong sạch giúp ta dễ dàng nhìn mọi sự vật ở đời này theo tinh thần của Thiên Chúa, đồng thời là điều kiện giúp ta chiêm ngắm Thiên Chúa mai sau.
331/ H: Muốn giữ tâm hồn trong sạch ta phải làm gì?
T: Ta phải giữ những việc này:
+ Một là chuyên chăm cầu nguyện, lãnh nhận các bí tích và trông cậy vào ơn Chúa.
+ Hai là sáng suốt làm chủ ngũ quan và trí tưởng tượng
+ Ba là sống đoan trang trong ăn mặc, nói năng, cư xử với người khác và xa lánh dịp tội
+ Bốn là năng đọc Lời Chúa và sách báo lành mạnh
332/ H: Khi có những hình ảnh, tư tưởng dâm ô trong tâm trí ta phải làm gì?
T: Ta phải mau mắn loại bỏ và tránh dịp tội, đồng thời cầu xin Chúa và Đức Mẹ giúp ta thắng vượt cám dỗ.
¶¶
BÀI 31: - SỐNG CÔNG BÌNH 
               - SỐNG THEO SỰ THẬT
- “Anh em nợ ai cái gì, thì hãy trả cho người ta cái đó” (Rm 13,7)
- “Ai trong anh em không từ bỏ hết những gì mình có, thì không thể làm môn đệ tôi được” (Lc 14,33)
Điều Răn Thứ Bảy và thứ Mười: Sống Công Bình
333/ H: Điều răn thứ bảy và thứ mười dạy ta sự gì?
T: Dạy ta giữ đức công bằng và tôn trọng của cải người khác trong hành động cũng như tư tưởng.
334/ H: Có những tội nào nghịch cùng điều răn thứ bảy và thứ mười?
T: Có hai loại tội này:
+ Một là lấy của người cách bất công như : trộm cướp, gian lận, cho vay ăn lời quá đáng, hối lộ hoặc tham lam của công.
+ Hai là giữ của người khác cách bất công như : vay mượn mà không trả, không hoàn trả của đã mượn hay lượm được, trốn lậu thuế, oa trữ của gian.
335/ H: Kẻ đã lỗi đức công bằng thì phải làm thế nào?
T: Phải hoàn trả lại những tài sản đã chiếm đoạt và bồi thường cân xứng những thiệt hại đã gây ra.
336/ H: Kẻ làm thiệt hại danh giá người ta có phải đền trả không?
T: Phải đền trả danh thơm tiếng tốt cho người ta, và nếu có gây thiệt hại vật chất thì cũng phải bồi thường.
337/ H: Điều răn thứ bảy còn dạy gì về giá trị thiên nhiên?
T: Điều răn thứ bảy còn dạy ta tôn trọng môi sinh, sử dụng đúng đắn các thú vật, cỏ cây và vật chất vô tri giác vì lợi ích toàn diện của mọi người.
338/ H: Người tín hữu cần góp phần thế nào vào các vấn đề xã hội?
T: Cần có sáng kiến góp phần theo ba cách:
+ Một là cùng với các công dân khác dấn thân hành động để lo cho ích chung, làm cho cơ cấu xã hội ngày càng thấm nhuần tinh thần Tin Mừng
+ Hai là tận tâm lo cho những người nghèo khó và quẫn bách
+ Ba là không được tham lam và sử dụng của cải cách ích kỷ.
339/ H: Sự tham lam làm hại ta thế nào?
T: Sự tham lam khiến lòng ta ra mù tối, rối loạn, phán đoán lệch lạc, phai lạt tình yêu mến và dễ sa ngã phạm tội.
340/ H: Muốn chống lại tính ghen tị cần phải làm những gì?
T: Ta cần biết cầu xin sự lành cho người khác và xin ơn biết vui mừng khi họ được may lành.
341/ H: Muốn giữ lòng khỏi ham mê của cải quá đáng, ta cần làm những gì?
T: Ta cần tập sống tinh thần nghèo khó để hằng ngày biết hy sinh từ bỏ, tập tành ưu tiên cho việc tìm kiếm Nước Trời, và nhất là luôn hướng lòng về Thiên Chúa, ước ao được ngắm nhìn Người.
Điều Răn Thứ Tám: Sống Theo Sự Thật
Anh em hãy tránh hẳn dối trá, mỗi người hãy nói thật với người đồng loại” (Ep 4,25-32)
Khi dạy ta “chớ làm chứng dối”, Thiên Chúa muốn ta luôn sống theo sự thật, vì Người chính là sự thật và là nguồn mạch mọi sự thật. Có sống theo sự thật, ta mới xứng đáng là con cái của Thiên Chúa chân thật và là môn đệ của Chúa Giêsu, Đấng đã phán: “Ta là sự thật”.
Là người tín hữu, chúng ta quyết sống theo sự thật để làm chứng cho Thiên Chúa là Đấng chân thật.
342/ H: Điều răn thứ tám dạy ta sự gì?
T: Dạy ta sống thành thật, làm chứng cho sự thật và tôn trọng danh dự mọi người.
343/ H: Có những tội nào nghịch với điều răn thứ tám?
T: Có những tội này:
+ Một là làm chứng gian dối và bội thề
+ Hai là làm mất thanh danh kẻ khác như : nói hành, nói xấu, vu khống, cáo gian.
+ Ba là nói dối, nói láo.
+ Bốn là không làm chứng bênh vực cho sự thật.
344/ H: Vì sao ta cần sống thành thật?
T: Ta cần sống thành thật vì ba lẽ này:
+ Một là vì Thiên Chúa là Đấng chân thật và là chính sự thật
+ Hai là vì sự thành thật làm tăng giá trị con người
+ Ba là vì sự thành thật rất cần cho đời sống chung
345/ H: Có những nguyên tắc nào hướng dẫn việc sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội không?
T: Có những nguyên tắc này:
+ Một là các phương tiện truyền thông phải phục vụ lợi ích chung, nghĩa là tôn trọng sự thật, tự do, công bình và tình liên đới
+ Hai là những người lãnh đạo có trách nhiệm bảo vệ và bênh vực tự do đích thực và chính đáng trong việc thông tin
346/ H: Ta phải tôn trọng sự thật thế nào?
T: Phải tôn trọng sự thật trong tình bác ái, nghĩa là không bao giờ được phép nói dối, nhưng khi có điều gì lương tâm buộc giữ kín thì phải nói sao để điều ấy khỏi bị tiết lộ ra.
347/ H: Phải tôn trọng thanh danh người khác thế nào?
T: Phải nghĩ tốt cho mọi người, không được nói xấu ai, và khi không có luật lệ hay ích chung đòi buộc, thì không được tố cáo điều lỗi của người khác.
348/ H: Nếu đã làm thiệt hại thanh danh của người khác thì phải làm gì?
T: Phải tìm mọi cách để trả lại tiếng tốt cho họ và bồi thường cả những thiệt hại vật chất kèm theo nếu có.
349/ H: Ta phải làm gì để sống theo sự thật?
T: Ta phải trung thành giữ lời hứa, can đảm nhìn nhận lầm lỗi của mình và chân thành góp ý cho nhau.
350/ H: Ta phải góp ý xây dựng cho nhau thế nào?
T: Ta nên góp ý xây dựng trong tình yêu thương, chứ không nên vì thù oán hay ganh tị mà nói những lời châm chọc, mỉa mai hay là nói hành bới móc người khác.
¶¶
PHẦN IV: KINH NGUYỆN KITÔ GIÁO
BÀI 32: KINH NGUYỆN TRONG ĐỜI SỐNG KITÔ GIÁO
Có một lần Đức Giêsu cầu nguyện ở nơi kia. Người cầu nguyện xong thì có một người trong nhóm môn đệ nói với Người : Thưa Thầy, xin dạy chúng con cầu nguyện, cũng như ông Gioan đã dạy môn đệ của ông” (Lc 11,1)
351/ H: Cầu nguyện là gì?
T: Cầu nguyện là hướng tâm hồn lên cùng Chúa để gặp gỡ và hiệp thông với Người trong tình yêu thương.
352/ H: Tại sao ta phải cầu nguyện?
T: Vì cầu nguyện là liên kết ta với Thiên Chúa là nguồn sự sống. Hơn nữa, Người vẫn hằng kêu mời và chờ đợi ta đến thưa chuyện với Người.
353/ H: Ta cầu nguyện với ai và với mục đích gì?
T: Ta cầu nguyện với Thiên Chúa để tôn vinh, cảm tạ, xin lỗi và cầu xin ơn phúc.
354/ H: Ta có thể cầu nguyện khi nào?
T: Ta có thể cầu nguyện bất cứ lúc nào trong đời sống như:
+ Tạ ơn Chúa khi lãnh nhận những ơn lành.
+ Ngợi khen Chúa khi ta hân hoan vui sướng.
+ Xin lỗi Chúa khi lầm lỡ phạm tội.
+ Và có thể xin Người ban những ơn cần thiết.
355/ H: Ta có thể cầu nguyện ở đâu?
T: Ta có thể cầu nguyện bất cứ ở đâu, bất cứ lúc nào, nhưng nhà thờ vẫn là nơi dành riêng cho việc cầu nguyện.
356/ H: Cầu nguyện có cần thiết không?
T: Rất cần thiết, vì cầu nguyện là hơi thở của người tín hữu, nhờ đó mà đời sống thiêng liêng của chúng ta sống động và phong phú.
Hội Thánh khuyên ta cầu nguyện ban sáng, ban tối, trước bữa ăn, nhất là khi cần ơn Chúa trợ giúp như lúc gặp gian nan, thử thách.
357/ H: Có mấy cách cầu nguyện?
T: Có nhiều cách cầu nguyện như:
+ Dùng lời nói, câu kinh, tiếng ca để biểu lộ tâm tình gọi là khẩu nguyện.
+ Dùng trí khôn suy nghĩ về Chúa gọi là trí nguyện.
+ Thinh lặng, chiêm ngắm, lắng nghe Chúa với tâm tình cảm mến sâu xa nồng nàn gọi là tâm nguyện.
358/ H: Ai là mẫu gương cầu nguyện?
T: Chính Chúa Giêsu là mẫu gương cầu nguyện hoàn hảo nhất.
359/ H: Chúa Giêsu đã cầu nguyện với tâm tình nào?
T: Chúa Giêsu đã cầu nguyện trong tâm tình hiếu thảo. Người kết hiệp liên lỉ với Chúa Cha trong tình yêu mến, vâng phục, mà đỉnh cao là cái chết trên thập giá.
360/ H: Chúa Giêsu dạy ta cầu nguyện thế nào?
T: Chúa Giêsu đã nêu khuôn mẫu để dạy ta cầu nguyện trong kinh Lạy Cha:
+ Một là hướng tâm hồn lên Thiên Chúa là Cha.
+ Hai là tôn vinh Danh Chúa, Nước Chúa và Thánh Ý Người.
+ Ba là nguyện xin cho những nhu cầu của con người.
361/ H: Trong đời sống người tín hữu, “kinh Lạy Cha” có quan trọng không?
T: Rất quan trọng, vì đó là bản kinh tóm lược toàn bộ Tin Mừng, là lời kinh của Chúa Giêsu dạy các môn đệ, và là lời kinh của Hội Thánh.
362/ H: Tại sao gọi “kinh Lạy Cha” là lời kinh của Hội Thánh?
T: Vì trong phụng vụ của Hội Thánh, kinh Lạy Cha là thành phần không thể thiếu, luôn chiếm ưu thế đặc biệt trong các giờ kinh phụng vụ, trong Thánh lễ và trong các bí tích gia nhập Kitô giáo.
363/ H: Khi nguyện “xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày”, chúng ta xin gì?
T: Chúng ta phó thác vào Thiên Chúa quan phòng và xin Cha ban lương thực vật chất cũng như tinh thần để ta sống đẹp lòng Chúa và phụng thờ Người.
364/ H: Khi đọc “kinh Lạy Cha”, ta nên có tâm tình nào?
T: Ta phải đọc kinh Lạy Cha trong niềm tin tưởng, phó thác như Chúa Giêsu đối với Chúa Cha, và làm cho cuộc sống ta hòa nhập theo lời kinh Chúa dạy.
¶¶
KINH NGUYỆN CỘNG ĐOÀN

Dấu Thánh Giá
Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần. Amen.
Kinh Sấp Mình
Lạy Chúa / con sấp mình xuống trước mặt Chúa / con tin thật Chúa ở khắp mọi nơi thông biết mọi sự / hằng xem thấy con hằng nghe lời con cầu nguyện / xin Chúa rất nhân từ đoái xem sự nghèo ngặt con / và nhận lời con nguyện.
X. Lạy Chúa / xin hãy mở miệng lưỡi con ra.
Đ. Thì con sẽ cao rao những lời ngợi khen Chúa.
Kinh Đức Chúa Thánh Thần
Chúng con lạy ơn Đức Chúa Thánh Thần thiêng liêng sáng láng vô cùng. / Chúng con xin Đức Chúa Thánh Thần xuống đầy lòng chúng con / là kẻ tin cậy Đức Chúa Trời / và đốt lửa kính mến Đức Chúa Trời trong lòng chúng con.
X. Chúng con xin Đức Chúa Trời cho Đức Chúa Thánh Thần xuống.
Đ. Sửa lại mọi sự trong ngoài chúng con.
Chúng con cầu cùng Đức Chúa Trời / xưa đã cho Đức Chúa Thánh Thần xuống soi lòng dạy dỗ các thánh Tông Đồ,/ thì rầy chúng con cũng xin Đức Chúa Trời cho Đức Chúa Thánh Thần lại xuống / yên ủi dạy dỗ chúng con làm những việc lành. / Vì công nghiệp vô cùng Đức Chúa Giêsu Kitô là Chúa chúng con. Amen.
Kinh Sáng Soi
Cúi xin Chúa sáng soi cho chúng con được biết việc phải làm / cùng khi làm / xin Chúa giúp đỡ cho mỗi kinh mỗi việc chúng con / từ khởi sự cho đến hoàn thành đều nhờ bởi ơn Chúa. Amen.
Kinh Tin
Lạy Chúa con / con tin thật có một Đức Chúa Trời là Đấng thưởng phạt vô cùng. / Con lại tin thật Đức Chúa Trời có Ba Ngôi / mà Ngôi thứ hai đã xuống thế làm người chịu nạn chịu chết mà chuộc tội cho thiên hạ. / Bấy nhiêu điều ấy, cùng các điều Hội Thánh dạy, thì con tin vững vàng / vì Chúa là Đấng thông minh và chân thật vô cùng / đã phán truyền cho Hội Thánh. Amen.
Kinh Cậy
Lạy Chúa con / con trông cậy vững vàng vì công nghiệp Đức Chúa Giêsu / thì Chúa sẽ ban ơn cho con giữ đạo nên ở đời này / cho ngày sau được lên Thiên Đàng / xem thấy mặt Đức Chúa Trời hưởng phúc đời đời, / vì Chúa là Đấng phép tắc và lòng lành vô cùng / đã phán hứa sự ấy chẳng có lẽ nào sai được. Amen.
Kinh Kính Mến
Lạy Chúa con / con kính mến Chúa hết lòng hết sức trên hết mọi sự, / vì Chúa là Đấng trọn tốt trọn lành vô cùng / lại vì Chúa thì con thương yêu người ta như mình con vậy. Amen.
Kinh Lạy Cha
Lạy Cha chúng con ở trên trời / chúng con nguyện danh Cha cả sáng / Nước Cha trị đến / ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời.
Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày / và tha nợ chúng con như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con / xin chớ để chúng con sa trước cám dỗ / nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ. Amen.
Kinh Kính Mừng
Kính mừng Maria đầy ơn phúc Đức Chúa Trời ở cùng Bà / Bà có phúc lạ hơn mọi người nữ và Giêsu con lòng Bà gồm phúc lạ. / Thánh Maria Đức Mẹ Chúa Trời / cầu cho chúng con là kẻ có tội khi nay và trong giờ lâm tử. Amen.
Kinh Sáng Danh
Sáng danh Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con và Đức Chúa Thánh Thần. Như đã có trước vô cùng và bây giờ và hằng có và đời đời chẳng cùng. Amen.
Kinh Tin Kính
Tôi tin kính Đức Chúa Trời là Cha phép tắc vô cùng dựng nên trời đất. / Tôi tin kính Đức Chúa Giêsu Kitô là Con Một Đức Chúa Cha cùng là Chúa chúng tôi, / bởi phép Đức Chúa Thánh Thần mà Người xuống thai, sinh bởi Bà Maria đồng trinh / chịu nạn đời quan Phong-xi-ô Phi-la-tô / chịu đóng đinh trên cây thánh giá / chết và táng xác / xuống ngục tổ tông / ngày thứ ba bởi trong kẻ chết mà sống lại / lên trời ngự bên hữu Đức Chúa Cha phép tắc vô cùng / ngày sau bởi trời lại xuống phán xét kẻ sống và kẻ chết. / Tôi tin kính Đức Chúa Thánh Thần. / Tôi tin có Hội Thánh hằng có ở khắp thế này / các thánh thông công. / Tôi tin phép tha tội. / Tôi tin xác loài người ngày sau sống lại. / Tôi tin hằng sống vậy. Amen.
Kinh Thú Nhận
Tôi thú nhận cùng Thiên Chúa toàn năng và cùng anh chị em / tôi đã phạm tội nhiều trong tư tưởng / lời nói / việc làm và những điều thiếu xót / Lỗi tại tôi, lỗi tại tôi, lỗi tại tôi mọi đàng / Vì vậy tôi xin rất thánh Đức Bà Maria trọn đời đồng trinh / các thiên thần, các thánh và anh chị em / khẩn cầu cho tôi trước tòa Thiên Chúa, Chúa chúng ta. Amen.
Kinh Ăn Năn Tội
Lạy Chúa con / Chúa là Đấng trọn tốt trọn lành vô cùng / Chúa đã dựng nên con / và cho con Chúa ra đời chịu nạn chịu chết vì con / mà con đã cả lòng phản nghịch lỗi nghĩa cùng Chúa / thì con lo buồn đau đớn, cùng chê ghét mọi tội con trên hết mọi sự. / Con dốc lòng chừa cải / và nhờ ơn Chúa thì con sẽ lánh xa dịp tội / cùng làm việc đền tội cho xứng. Amen.
Kinh Cám Ơn
Con cám ơn Đức Chúa Trời là Chúa lòng lành vô cùng / chẳng bỏ con, chẳng để con không đời đời / mà lại sinh ra con, cho con được làm người, cùng hằng gìn giữ con, hằng che chở con / lại cho Ngôi Hai xuống thế làm người chuộc tội, chịu nạn chịu chết trên cây thánh giá vì con / lại cho con được đạo thánh Đức Chúa Trời, cùng chịu nhiều ơn nhiều phép Hội Thánh nữa / và đã cho phần xác con ngày hôm nay được mọi sự lành / lại cứu lấy con kẻo phải chết tươi ăn năn tội chẳng kịp. / Vậy các thánh ở trên nước Thiên Đàng cám ơn Đức Chúa Trời thế nào / thì con cũng hiệp cùng các thánh mà dâng cho Chúa con cùng cám ơn như vậy. Amen.
Kinh Trước Khi Xét Mình
Lạy Chúa là sự sáng linh hồn con / Xin soi sáng cho con được biết mọi tội con đã phạm trong ngày hôm nay / hoặc lo, hoặc nói, hoặc làm điều gì lỗi nghĩa cùng Chúa / Con lại xin Chúa, vì công nghiệp Đức Chúa Giêsu / ban ơn cho con được ăn năn ghét tội, cùng dốc lòng chừa thật. Amen.
Kinh Phó Dâng
Lạy Chúa con, con xin phó dâng linh hồn và xác con ở trong tay Chúa / Chúa đã phù hộ con ban ngày, thì xin Chúa cũng gìn giữ con ban đêm / kẻo sa phạm tội gì mất lòng Chúa, hay là chết tươi ăn năn tội chẳng kịp. / Chớ gì sống chết, con được giữ một lòng kính mến Chúa luôn. Amen.
Kinh Mười Điều Răn
Đạo Đức Chúa Trời có mười điều răn
Thứ nhất, thờ phượng một Đức Chúa Trời và kính mến Người trên hết mọi sự.
Thứ hai, chớ kêu tên Đức Chúa Trời vô cớ.
Thứ ba, giữ ngày Chúa Nhật.
Thứ bốn, thảo kính cha mẹ.
Thứ năm, chớ giết người.
Thứ sáu, chớ làm sự dâm dục.
Thứ bảy, chớ lấy của người.
Thứ tám, chớ làm chứng dối.
Thứ chín, chớ muốn vợ chồng người.
Thứ mười, chớ tham của người.
Mười điều răn ấy tóm về hai điều này mà chớ : Trước kính mến một Đức Chúa Trời trên hết mọi sự, sau lại yêu người như mình ta vậy. Amen.
Kinh Năm Điều Răn
Hội Thánh có năm điều răn
+ Thứ nhất: Dự lễ và kiêng việc xác ngày Chúa Nhật cùng các ngày lễ buộc.
+ Thứ hai: Xưng tội một năm ít là một lần.
+ Thứ ba: Rước Mình Thánh Chúa trong mùa Phục Sinh
+ Thứ bốn: Giữ chay và kiêng thịt những ngày Hội Thánh buộc
+ Thứ năm: Góp công góp của xây dựng Hội Thánh, tùy theo khả năng của mình.
Kinh Bảy Phép Bí Tích
Đạo đức Chúa Trời có bảy phép bí tích
Thứ nhất là phép Rửa Tội.
Thứ hai là phép Thêm Sức.
Thứ ba là phép Mình Thánh Chúa.
Thứ bốn là phép giải Tội.
Thứ năm là phép Xức Dầu Thánh.
Thứ Sáu là phép Truyền Chức Thánh.
Thứ bảy là phép Hôn Phối.
Kinh Mười Bốn Mối Thương Người
Thương người có mười bốn mối.
Thương xác bảy mối:
Thứ nhất, cho kẻ đói ăn,
Thứ hai, cho kẻ khát uống,
Thứ ba, cho kẻ rách rưới ăn mặc,
Thứ bốn, viếng kẻ liệt cùng kẻ tù tội,
Thứ năm, cho khách trọ nhà,
Thứ sáu, chuộc kẻ làm tôi,
Thứ bảy, chôn xác kẻ chết.
Thương linh hồn bảy mối
Thứ nhất, lấy lời lành mà khuyên người,
Thứ hai, mở dạy kẻ mê muội,
Thứ ba, yên ủi kẻ âu lo,
Thứ bốn, răn bảo kẻ có tội,
Thứ năm, tha kẻ dể ta,
Thứ sáu, nhịn kẻ mất lòng ta,
Thứ bảy, cầu cho kẻ sống và kẻ chết.
Kinh Cải Tội Bảy Mối
Cải tội bảy mối có bảy đức
Thứ nhất, khiêm nhường chớ kiêu ngạo,
Thứ hai, rộng rãi chớ hà tiện,
Thứ ba, giữ mình sạch sẽ chớ mê dâm dục,
Thứ bốn, hay nhịn chớ hờn giận,
Thứ năm, kiêng bớt chớ mê ăn uống,
Thứ sáu, yêu người chớ ghen ghét,
Thứ bảy, siêng năng việc Đức Chúa Trời chớ làm biếng.
Kinh Tám Mối Phúc Thật
Phúc thật tám mối
Thứ nhất: Ai có lòng khó khăn ấy là phúc thật, vì chưng Nước Đức Chúa Trời là của mình vậy.
Thứ hai: Ai hiền lành ấy là phúc thật, vì chưng sẽ được Đất Đức Chúa Trời làm của mình vậy.
Thứ ba: Ai khóc lóc ấy là phúc thật, vì chưng sẽ được an ủi vậy.
Thứ bốn: Ai khao khát nhân đức trọn lành ấy là phúc thật, vì chưng sẽ được no đủ vậy.
Thứ năm: Ai thương xót người ấy là phúc thật, vì chưng mình sẽ được thương xót vậy.
Thứ sáu: Ai giữ lòng sạch sẽ ấy là phúc thật, vì chưng sẽ được thấy mặt Đức Chúa Trời vậy.
Thứ bảy: Ai làm cho người hòa thuận ấy là phúc thật, vì chưng sẽ được gọi là con Đức Chúa Trời vậy.
Thứ tám: Ai bị ngược đãi vì chính đạo ấy là phúc thật, vì chưng Nước Đức Chúa Trời là của mình vậy.
¶¶
LẦN HẠT MÂN CÔI 
NĂM SỰ VUI
Thứ nhất thì ngắm:
- Thiên Thần truyền tin cho Đức Bà chịu thai.
- Ta hãy xin cho được ở khiêm nhường.
Thứ hai thì ngắm:
- Đức Bà đi viếng bà thánh I-sa-ve
- Ta hãy xin cho được lòng yêu người
Thứ ba thì ngắm:
- Đức Bà sinh Đức Chúa Giêsu nơi hang đá
- Ta hãy xin cho được lòng khó khăn
Thứ bốn thì ngắm:
- Đức Bà dâng Đức Chúa Giêsu trong đền thánh
- Ta hãy xin cho được vâng lời chịu lụy.
Thứ năm thì ngắm:
- Đức Bà tìm được Đức Chúa Giêsu trong đền thánh
- Ta hãy xin cho được giữ nghĩa cùng Chúa luôn.
NĂM SỰ SÁNG
Thứ nhất thì ngắm:
- Đức Chúa Giêsu chịu phép rửa tại sông Giođan
- Ta hãy xin cho được sống xứng đáng là con cái Chúa.
Thứ hai thì ngắm:
- Đức Chúa Giêsu dự tiệc cưới Ca-na
- Ta hãy xin cho được vững tin vào quyền năng của Ngài.
Thứ ba thì ngắm:
- Đức Chúa Giêsu rao giảng Nước Trời và kêu gọi sám hối
- Ta hãy xin cho được hoán cải và đón nhận Tin Mừng.
Thứ bốn thì ngắm:
- Đức Chúa Giêsu biến hình trên núi
- Ta hãy xin cho được lắng nghe và thực hành Lời Chúa.
Thứ năm thì ngắm:
- Đức Chúa Giêsu lập Bí Tích Thánh Thể
- Ta hãy xin cho được năng kết hiệp cùng Chúa Giêsu Thánh Thể.
NĂM SỰ THƯƠNG
Thứ nhất thì ngắm:
- Đức Chúa Giêsu lo buồn đổ mồ hôi máu
- Ta hãy xin cho được ăn năn tội nên.
Thứ hai thì ngắm:
- Đức Chúa Giêsu chịu đánh đòn
- Ta hãy xin cho được hãm mình chịu khó bằng lòng.
Thứ ba thì ngắm:
- Đức Chúa Giêsu chịu đội mào gai
- Ta hãy xin cho được chịu mọi sự sỉ nhục bằng lòng.
Thứ bốn thì ngắm:
- Đức Chúa Giêsu vác cây thánh giá
- Ta hãy xin cho được vác thánh giá theo chân Chúa.
Thứ năm thì ngắm:
- Đức Chúa Giêsu chịu chết trên cây thánh giá
- Ta hãy xin cho được đóng đinh tính xác thịt vào thánh giá Chúa.
NĂM SỰ MỪNG
Thứ nhất thì ngắm:
- Đức Chúa Giêsu sống lại   
- Ta hãy xin cho được sống lại thật về phần linh hồn.
Thứ hai thì ngắm:
- Đức Chúa Giêsu lên Trời
- Ta hãy xin cho được ái mộ những sự Trên Trời.
Thứ ba thì ngắm:
- Đức Chúa Thánh Thần hiện xuống
- Ta hãy xin cho được đầy dẫy mọi ơn Đức Chúa Thánh Thần.
Thứ bốn thì ngắm:
- Đức Chúa Trời cho Đức Bà lên Trời
- Ta hãy xin cho được ơn chết lành trong tay Đức Mẹ.
Thứ năm thì ngắm:
- Đức Chúa Trời thưởng Đức Mẹ Trên Trời
- Ta hãy xin Đức Mẹ phù hộ cho ta được thưởng cùng Đức Mẹ trên Nước Thiên Đàng.
¶¶
MỤC LỤC

PHẦN I: TUYÊN XƯNG ĐỨC TIN .................................................................01
BÀI 1: CON NGƯỜI CÓ KHẢ NĂNG NHẬN BIẾT THIÊN CHÚA........... 01
BÀI 2: THÁNH KINH .......................................................................................03
BÀI 3: CON NGƯỜI ĐÁP LẠI LỜI THIÊN CHÚA .......................................05
BÀI 4: THIÊN CHÚA DUY NHẤT .................................................................06
BÀI 5: THIÊN CHÚA BA NGÔI ......................................................................08
BÀI 6: THIÊN CHÚA ĐẤNG SÁNG TẠ VÀ QUAN PHÒNG ......................09
BÀI 7: LOÀI NGƯỜI VÀ TỘI TỔ TÔNG ........................................................12
BÀI 8: ĐỨC GIÊSU KITÔ CON MỘT THIÊN CHÚA ..................................14
BÀI 9: MẦU NHIỆM CỨU CHUỘC ...............................................................17
BÀI 10: CHÚA GIÊSU SỐNG LẠI VÀ LÊN TRỜI ........................................19
BÀI 11: CHÚA THÁNH THẦN .......................................................................21
BÀI 12: HỘI THÁNH CÔNG GIÁO.................................................................24
BÀI 13: TỔ CHỨC HỘI THÁNH CÔNG GIÁO .............................................26
BÀI 14: ĐẶC TÍNH CỦA HỘI THÁNH ..........................................................28
BÀI 15: HỘI THÁNH CÔNG GIÁO VIỆT NAM ............................................31
BÀI 16: HIỆP THÔNG GIỮA CÁC THÁNH ..................................................34
BÀI 17: ĐỨC MARIA TRONG HỘI THÁNH .................................................35
PHẦN II: CỬ HÀNH MẦU NHIỆM KITÔ GIÁO ...........................................37
BÀI 18: PHỤNG VỤ VÀ BÍ TÍCH ...................................................................37
BÀI 19: BÍ TÍCH RỬA TỘI  ..............................................................................41
BÀI 20: BÍ TÍCH THÊM SỨC  .........................................................................43
BÀI 21: BÍ TÍCH THÁNH THỂ  .......................................................................46
BÀI 22: THÁNH LỄ  .........................................................................................48
BÀI 23: BÍ TÍCH HÒA GIẢI  ............................................................................50
BÀI 24: BÍ TÍCH XỨC DẦU BỆNH NHÂN ...................................................54
BÀI 25: BÍ TÍCH TRUYỀN CHỨC THÁNH ..................................................56
BÀI 26: BÍ TÍCH HÔN PHỐI  ..........................................................................57
PHẦN III : ĐỜI SỐNG TRONG ĐỨC KITÔ ...................................................59
BÀI 27: LUẬT LUÂN LÝ VÀ NHÂN ĐỨC ...................................................59
BÀI 28: MƯỜI ĐIỀU RĂN ĐỨC CHÚA TRỜI ..............................................63
BÀI 29: TÔN THỜ THIÊN CHÚA................................................................... 66
BÀI 30:- SỐNG HIẾU THẢO
             - TÔN TRỌNG SỰ SỐNG
             - SỐNG TRONG SẠCH .......................................................................70
BÀI 31: SỐNG CÔNG BÌNH SỐNG THEO SỰ THẬT .................................75
PHẦN IV: KINH NGUYỆN KITÔ GIÁO ........................................................80
BÀI 32: - KINH NGUYỆN TRONG ĐỜI SỐNG KITÔ GIÁO ......................80
               - KINH NGUYỆN CỘNG ĐOÀN .....................................................83
=====//////=====

Lm Giuse Phạm Thanh Minh

0 nhận xét:

Đăng nhận xét