Thứ Sáu, 3 tháng 10, 2014

THIẾU NHI THÁNH THỂ. CHƯƠNG TRÌNH THĂNG TIẾN CẤP 3 (tập 1)

CHƯƠNG TRÌNH THĂNG TIẾN
THIẾU NHI THÁNH THỂ
CẤP 3 (tập 1)

BÀI THỨ NHẤT
A. HỌC HỎI THÁNH KINH:
CÁC CHI TỘC ISRAEL
1. Thiên Chúa phán dạy Moisen trong Sa mạc Sinai rằng: “Ngươi và Aharon hãy kiểm kê tất cả các nam thanh Israel từ hai mươi tuổi trở lên để thành lp các đội binh chiến đấu”.
2. Để phụ giúp ngươi sẽ có các trưởng tộc trong mỗi chi tộc. Đây là tên các chi tộc và các thủ lãnh giúp ngươi:
Chi tộc Ruben có tộc trưởng là Elizu.
Chi tộc Simêon có tộc trưởng là Selumeo.
Chi tộc Giuda có tộc trưởng là Nason.
Chi tộc Issaca có tộc trưởng là Nêthaneo.
Chi tộc Giuse có tộc trưởng là Elisama.
Chi tộc Manassê có tộc trưởng là Gamaleo.
Chi tộc Benzamin có tộc trưởng là Abidan.
Chi tộc Dan có tộc trưởng là Ahize.
Chi tộc Asê có tộc trưởng là Pagieo.
Chi tộc Gad có tộc trưởng là Aliaza.
Chi tộc Naptalt có tộc trưởng là Ahira
3. Nhưng tộc Levi không liệt kê vào danh sách các chi tộc khác. Vì Chúa phán rằng: “Chi tộc Levi sẽ là thừa tác viên. Họ có nhiệm vụ gìn giữ Lều Tạm Thánh, di chuyển Lều Tạm đi bất cứ nơi nào dân Israel tới. Chỉ có chi tộc này có quyền dựng lều, hạ lều thôi, còn bất cứ ai khác đụng vào sẽ phải chết”.
C. ĐỜI SỐNG TÔN GIÁO:
CÁC CHẶNG ĐƯỜNG THÁNH GIÁ
1. Chặng đường Thánh Giá là gì?
Chặng đường Thánh Giá là những nơi Đức Chúa Giêsu đã chịu khổ trên đường lên núi sọ.
2. Ai đã lập nên đàng Thánh Giá?
Giáo Hội đã ghi nhận 14 nơi thương khó Chúa chịu để giúp giáo hữu dễ suy tưởng đến những khổ hình Ngài chịu vì tội lỗi nhân loại.
3. Chặng đường thương khó gồm những nơi nào?
Chặng đường Thánh Giá gồm: Quan Philatô kết án Chúa. Chúa vác Thánh Giá. Chúa ngã xuống đất 3 lần. Chúa gặp Đức Mẹ. Ông Simon vác đỡ Thánh Giá Chúa. Bà Veronica lau mặt Chúa. Chúa an ủi thành Jerusalem. Chúa bị lột áo ra. Chúa bị đóng đanh. Chúa chết trên Thánh Giá. Môn đệ tháo xác Chúa xuống. Táng Chúa trong mồ đá.
D. ĐỜI SỐNG ĐỨC DỤC:
RÙA VÀ THỎ CHẠY ĐUA
Chuyện kể rằng: Ngày xưa trong khu rừng vắng, có chú thỏ ngọc đang nhảy nhót chơi vui, bỗng gặp chị rùa nặng nề bò tới làm cản đường thỏ đi. Thỏ ngọc bực mình la lớn: “Hỡi mụ rùa xấu xí, sao bò qua đường làm cản lối ta đi? Hãy về bờ ao mà ngồi”.
Chị rùa đáp lại: “Này chú thỏ ngọc, tôi biết chú nhỏ nhẹ, nhanh chân, nhưng đừng thấy tôi nặng nề mà chê mà trách. Chưa biết ai hơn ai đâu. Có giỏi chú chạy đua với tôi xem ai hơn”.
Thỏ ngọc nắm chắc phần thắng về mình nên chấp nhận so tài. Rùa biết mình nặng nề, chân chậm, nên cố gắng bước đi không dám nghỉ lấy sức. Trong khi đó chú thỏ cậy mình chạy lẹ, lướt nhanh, nên dừng chân bên đường vui cùng cảnh vật. Bỗng nhớ lại cuộc chạy đua với rùa, thỏ vội vàng lấy sức phóng tới cho kịp, nhưng không ngờ rùa đã bò tới đích, từ hồi nào.
GÓP Ý:
1. Cho các em xem hình con thỏ và con rùa.
2. Hỏi và giải nghĩa cho các em đức tính của mỗi con vật: Cậy sức cậy tài, ham chơi ham vui… Biết mình chậm chạp, chịu khó, chăm chỉ…
3. Áp dụng vào cuộc sống: Ta có nên cậy sức mình không? Có biết bổn phận mình đối với cha me, anh chị trong nhà? Có chê bạn chê anh không?...
4. Ca dao Việt Nam nhắc nhớ em rằng: (Cho em tập đọc, viết và học thuộc lòng câu này).
Ai ơi chớ vội cười lâu,
Cười người hôm trước hôm sau người cười”.
E. SINH HOẠT CHUYÊN MÔN:
ĐI XE BUS
1. Có sẵn vé xe hoặc tiền cắc để trả, vì tài xế không thối tiền lẻ hoặc nhận tiền giấy.
2. Lên xuống thứ tự không cần chen lấn.
3. Hàng ghế đầu gần tài xế để dành cho người già hay tàn tật. Em sẽ phải nhường chỗ khi họ lên xe.
4. Khi đến gần trạm em muốn xuống, phải bấm chuông để tài xế sửa soạn dừng lại. Đừng hối to tiếng trên xe.
5. Trường hợp phải đổi xe, em xin tài xế cho em giấy chuyển xe để khỏi mất thêm tiền.
TRÒ CHƠI:
BIỂN CHẾT
Tất cả đoàn sinh đứng xung quanh ngoài vòng tròn đã vẽ sẵn làm biển chết. Tay nắm lấy tay và di chuyển theo vòng kim đồng hồ, nhưng không được dẵm lên vòng tròn. Giữa vòng tròn một người đang chết đuối, cầm cây gậy làm hiệu xin cứu. Họ đưa cây gậy lên cao thì mọi người đi kiễng chân lên. Họ hạ cây gậy xuống thì mọi người đi lùn xuống. Họ hạ sát đất thì mọi người đi như vịt. Họ quay lẹ thì đi nhanh, họ quay chậm thì đi từ từ.
Bất thần vì hết sức, họ đánh rơi cây gậy xuống đất (bị ngộp trong biển chết), thì mọi người tìm cách đẩy bạn mình vào biển chết để cứu nguy. Ai té vào trong biển chết thì bị loại.

BÀI THỨ HAI
A. HỌC HỎI THÁNH KINH:
CHÚA GỌI CHI TỘC LÊVI
1. Thiên Chúa phán cùng Moisen rằng: “Ta đã chọn hàng Tư tế từ con cái Aharon và từ hết mọi con đầu lòng trong dân Israel. Hàng tư tế, do đó thuộc về Ta, vì hết mọi con đầu lòng đã được dâng cho Ta”.
2. Thiên Chúa lại phán: “Hãy kêu gọi Chi Lêvi trình diện trước tư tế Aharon để cùng ông làm việc. Họ sẽ tham gia công việc phục vụ nơi lều thánh của Ta”.
3. Ngươi hãy trao Chi Lêvi này cho Aharon và con ông, vì chính dân Israel đã hiến chúng con Ta rồi”.
B. HỌC HỎI PHONG TRÀO:
LUẬT THỨ NHẤT
Ấu Nhi (Thiếu Nhi) mỗi sáng dâng ngày,
Điểm tô đời sống hương bay nguyện cầu.
GIẢI NGHĨA:
1. Trong đời sống Ấu Nhi - Thiếu Nhi muốn nên tốt, nên hoàn thiện phải có ơn Chúa giúp đỡ mới làm được. Phải có Chúa gìn giữ em mới tránh được các điều xấu, mới làm được các việc lành. Do đó mỗi sáng khi thức dậy, em phải dâng hết mọi việc em làm trong ngày cho Chúa, cho Đức Mẹ, để xin Chúa Mẹ giúp sức cho em làm nên. Em dâng linh hồn, dâng thân xác xin Chúa Mẹ gìn giữ luôn khỏe mạnh, vui tươi, hăng hái. Sau đó em dâng cha mẹ, anh chị, xin Chúa ban nhiều ơn phúc. Dâng cha Tuyên Úy, các Trưởng, các Ấu Nhi, Thiếu Nhi, Nghĩa Sỹ trong Đoàn… xin Chúa ban ơn nhiệt thành và sốt sáng làm việc tông đồ.
2. Để nhớ các ý nghĩa trên, em học lại Ý nghĩa dâng ngày đã học trong Cấp 1 như sau:
Ý NGHĨA VIỆC DÂNG NGÀY
Dâng ngày là việc trước tiên,
Ấu Nhi em nhớ làm liền ban mai.
Vừa khi thức dậy quì ngay,
Giơ tay làm dấu, chắp tay nguyện rằng :
Con xin dâng Chúa toàn năng,
Trọn ngày với việc học, ăn, chơi, làm.
Chúa cho mọi sự chu toàn,
Nguyện dâng theo ý Giáo Hoàng ước mong.
3. THỰC TẬP:
Sau khi học thuộc, Trưởng cho các em thực tập bằng cách cho em nằm ngủ, thổi còi dậy để em quì lên, làm dấu, đọc câu: Con xin dâng Chúa toàn năng…
C. ĐỜI SỐNG TÔN GIÁO:
Ý NGHĨA MÙA CHAY
Mùa Chay là mùa bắt đầu dọn tâm hồn đón Chúa Phục Sinh. Mùa Chay bắt đầu từ Thứ Tư lễ tro. Mùa Chay gồm có 40 ngày. Giáo Hội khuyên giáo hữu trong mùa Chay nên làm các việc sau đây: Ăn chay, hãm mình, xa tránh lỗi phạm mất lòng Chúa, giúp người nghèo đói, đọc kinh nhớ đến Chúa chịu chết vì tộ
THỰC HÀNH:
- Các em vào nhà thờ xem trưng bày gì trong mùa chay?
- Trong mùa chay em để Thánh giá trên giường và hôn Thánh giá khi đi ngủ.
- Các em còn làm thêm những việc gì nữa?
- Hãy ghi các việc đó vào sổ kho và mỗi tối nhớ ghi lại trước khi đi ngủ.
KINH DÂNG NGÀY
Lạy Trái tim Cực thánh Đức Chúa Giêsu, con nhờ Trái Tim Cực sạch Đức Bà Maria mà dâng lên Chúa mọi việc con làm, mọi sự khó con chịu trong ngày hôm nay, cho được đền vì tội lỗi con mà cầu nguyện theo ý Chúa, khi dâng mình tế lễ trên bàn thờ. Con lại dâng các sự ấy cho Trái tim Chúa, có ý cầu nguyện cách riêng theo ý Đức Giáo Hoàng. Amen.
D. ĐỜI SỐNG ĐỨC DỤC:
KIẾN THA MỒI
Tèo ngồi dưới gốc cây, nhìn lũ kiến vàng đi bộ. Con leo lên, con leo xuống suốt ngày không nghỉ. Tèo thắc mắc hỏi cô giáo, cô bình tĩnh giải nghĩa cho Tèo: kiến là loài làm việc chăm chỉ nhất trong các loài vật. Chúng chia nhau rảo khắp nơi để kiếm mồi. Khi ra chúng ra tay không, nhưng khi vào chúng mang theo một mớ đồ ăn về tổ. Chúng chất đồ ăn đầy trong kho để nuôi nhau và để dành cho mùa đông không tìm được lương thực.
Giải nghĩa rồi, cô dạy Tèo bài học này:
Con ơi muốn nên thân người,
Đừng như con bướm rong chơi ngoài đường.
Khoe màu khoe sắc phấn hương,
Cái danh cái mã coi thường chớ lo.
Điều cần áo ấm cơm no,
Coi gương con kiến chăm lo kiếm mồi.
CA DAO TỤC NGỮ:
Kiến tha lâu cũng đầy tổ.
Có khó mới nên khôn.
E. SINH HOẠT CHUYÊN MÔN:
VI TRÙNG
Dạy các em biết sự nguy hiểm của vi trùng và biết cách giữ vệ sinh để tránh nguy hiểm.
Vi trùng rất nguy hiểm, vì nó có thể gây ra bệnh làm suy yếu cơ thể, khiến ta ốm đau mà chết. Vậy em phải biết cách diệt vi trùng.
a/ Vi trùng có thể theo thức ăn, đồ uống vào cơ thể, nên em phải dùng đồ uống đã đun sôi hoặc ướp đá lạnh. Dùng đồ ăn đã nấu chín. Với các rau sống phải rửa với nước sạch hoặc nước có pha thuốc sát trùng.
b/ Vi trùng còn có thể theo các vết thương ở ngoài da để lọt vào thịt, máu. Do đó vết thương cần phải được giữ sạch khỏi cát bụi dính vào. Phải rửa vết thương bằng thuốc sát trùng như thuốc đỏ, thuốc teinture diode, alcool 90 độ… và xoa thuốc trước khi băng lại.
BĂNG REO:
HOA NỞ
Trưởng làm bông hoa. Khi Trưởng nói (hoa héo, trời mưa xuống, hoa nở ra, hoa nở lớn nữa, nắng xuống, hoa héo, gió thổi hoa rung rinh…) thì các em nói theo. Trưởng làm cử điệu (chụm tay lại như hoa cụp, xoè tay ra như hoa nở, cúp bàn tay xuống như hoa héo, lúc lắc tay như hoa trước gió…) thì các em cũng làm theo.
Sau khi chơi Trưởng bắt bài ca về hoa cho các em hát.

BÀI THỨ BA
A. HỌC HỎI THÁNH KINH:
CHÚA ĐẶT ELEAZA LÀM TƯ TẾ
1. Con dân Israel tiếp tục cuộc hành trình. Nhà xếp thánh được che chở ban ngày bằng cột mây và ban đêm bằng cột lửa.
2. Sau cùng cộng đồng dân Chúa dừng chân tại Kađê. Thiên Chúa cho Moisen hay rằng Aharon đã đến ngày nhắm mắt. Theo lời Chúa truyền, Moisen và Aharon trèo lên đình núi Hor cùng với Eliazar con cả của Aharon.
3. Trên ngọn núi này, Moisen cởi chiếc áo tư tế của Aharon mặc cho Eleazar, Tân tư tế của cộng đồng dân Chúa. Aharon qua đời tại đây và cộng đồng dân Chúa đã để tang ông trọn 30 ngày.
4. Chúa cũng đã cho Moisen hay trước rằng ông cũng sẽ qua đời trước khi dân Chúa tiến vào miền đất hứa.
B. HỌC HỎI PHONG TRÀO:
ĐIỀU LUẬT THỨ 2
Ấu Nhi Thánh Thể nhiệm mầu,
Tôn sùng rước lễ, nhà chầu viếng thăm.
GIẢI NGHĨA:
Thánh Thể là một Bí tích, một mầu nhiệm mà chính Chúa Giêsu hiện diện trong hình bánh và rượu khi Thầy cả đọc lời truyền phép. Ngài ngự thật bằng cả Thân thể và linh hồn Ngài, mà mắt thường không thể thấy được. Bởi thế ta gọi bánh thánh sau khi truyền phép là Thánh thể nhiệm mầu.
Vì có Chúa Giêsu ngự trong Bánh Thánh nên em phải kính cẩn, trang nghiêm khi đứng trước Thánh Thể. Phải giữ tâm hồn trong sạch và năng rước Chúa mỗi khi đi dự lễ. Em cũng phải năng viếng thăm Chúa mỗi khi đến nhà thờ sinh hoạt. Chúa Giêsu Thánh Thể rất thích ở cùng các em, vì Ngài phán: “Hãy để các trẻ nhỏ đến cùng Ta”. Ngài mong cho mọi người rước Chúa vào lòng, vì Ngài phán: “Thầy ao ước ở cùng chúng con mọi ngày”.
Điều luật thứ 2 của Phong trào nhắc nhở em rằng:
Ấu Nhi Thánh Thể tôn sùng,
Siêng năng rước lễ, nhà chầu viếng thăm.
C. ĐỜI SỐNG TÔN GIÁO:
Ý NGHĨA NHÀ CHẦU VÀ ĐÈN CHẦU
1/ NHÀ CHẦU:
Nhà Chầu là nơi đặt Thánh Thể còn lại sau mỗi Thánh Lễ, để dành cho các bệnh nhân, cho những người già cả không đến nhà thờ được. Mỗi khi có bệnh nhân cần rước Chúa, Cha phải rước Chúa đến cho họ.
2/ ĐÈN CHẦU:
Khi Mình Thánh Chúa còn ở trong nhà Chầu, Giáo hội buộc phải đốt ngọn đèn đỏ ở gần bên cạnh làm dấu hiệu báo cho người tín hữu biết rằng có Chúa đang ngự nơi đó, phải nghiêm trang, cung kính khi đến gần, không nói to tiếng với nhau để tỏ lòng kính trọng, tôn kính Chúa. Do đó ngọn đèn đó gọi là ĐÈN CHẦU.
Ngoài ngọn đèn Chầu Chúa, người ta còn trải khăn đẹp, trang hoàng bàn thờ, chưng hoa tươi, hoa quý xung quanh nhà Chầu, để tỏ lòng hiếu kính với Chúa nữa.
D. ĐỜI SỐNG ĐỨC DỤC:
CHUYỆN TRÁI MĂNG
Năm và Sáu đang dạo chơi ngoài vườn, bỗng thấy một trái măng rụng xuống, hai cậu tranh nhau mãi. Năm bảo rằng: “Măng của tao, vì tao thấy trước”. Sáu lại rằng: “Măng của tao vì tao nhặt trước”. Hai cậu to tiếng cãi nhau đến độ đánh nhau. Ngay lúc đó cậu cả vừa tới, hai cậu mời lại phân giải.
Cậu Cả cầm ngay lấy trái măng rồi mới hỏi đầu đuôi câu chuyện. Nghe kể xong, cậu Cả ra hiệu cho hai người đứng sang hai bên. Cả móc túi lấy dao cắt trái măng ra làm hai rồi giả bộ nghiêm trang phân xử: “Năm trông thấy trước, mày lấy một nửa vỏ này. Sáu nhặt được trước, mày lấy nửa vỏ này. Còn những múi măng phần tao, vì tao mất công phân xử”.
Nói rồi bỏ măng vào miệng vừa đi vừa cười. Còn Năm và Sáu đứng nhìn nhau không nói được gì.
GIẢI NGHĨA:
Trái măng: tại vùng Lái Thiêu, miền Nam Việt Nam có loại cây ăn trái gọi là cây măng cụt. Cây rất lớn, cao hơn nóc nhà. Trái măng cụt tròn, nhỏ như trái cà chua nhưng vỏ rất dày cứng, có nhựa vàng vị chát không ăn được. Mỗi trái măng có chừng 4, 5 múi, vị chua chua nhôn nhốt, ăn rất ngon. Măng là loại trái cây rất quí ở miền Nam Việt Nam.
BÀI TẬP:
1/ Em cho biết đại ý câu chuyện?
2/ Năm và Sáu là người thế nào?
3/ Cậu Cả có tính tình ra sao?
4/ Cậu phân xử có khéo không?
5/ Nếu em được mời phân xử, em sẽ xử thế nào?
Em học thuộc câu ca dao này:
Nhiễu điều phủ lấy giá gương.
Người trong một nước phải thương nhau cùng.
E. SINH HOẠT CHUYÊN MÔN:
CA HÁT:


VŨ ĐIỆU:
Tất cả đứng thành vòng tròn, quay mặt vào giữa và nhịp bước như sau:
- Đếm 1: Bước chân trái về trước.
- Đếm 2: Dập chân mặt tại chỗ.
- Đếm 3: Bước chân trái về phía sau.
- Đếm 4: Dậm chân mặt tại chỗ.
Khi tất cả đã quen bước, sẽ bước theo nhịp bài hát và làm theo cử điệu: vung gieo, cắt lúa, vuốt mồ hôi, ôm lúa, cấy lúa, đập lúa, xay lúa, giã lúa…
TRÒ CHƠI:
ĐÁM TANG AHARON
Nhắc lại ý nghĩa bài Thánh kinh về cái chết của ông Aharon. Sau đó tập họp các em từng đôi một hoá trang làm thành một đám đưa xác: Người làm kiệu khiêng, người làm Aharon chết, người cầm vòng ảnh, người làm vợ, làm con cháu… Nghe hiệu còi, các đội lần lượt trình diễn, vừa đi vừa khóc, thổi kèn… để các Trưởng chấm điểm xem đội nào làm đúng cách đưa tang và chôn cất theo phong tục Việt Nam.

BÀI THỨ BỐN
A. HỌC HỎI THÁNH KINH:
ÔNG MOISEN QUA ĐỜI
ÔNG JOSHUA LÀM THỦ LÃNH
1. Khi ông Moisen và dân Israel tiến tới biên giới phía Bắc đất Canaan, Thiên Chúa truyền cho Moisen trao quyền lãnh đạo dân cho ông Joshua. Moisen đã thi hành việc đó ngay trước mặt dân chúng.
2. Sau đó Moisen tiến lên núi Nêbo trong miền đất Moab. Ông ngước mắt nhìn về miền đất hứa trước mặt, rồi ông qua đời như Chúa đã phán trước với ông. Dân chúng mai táng và để tang ông trọn 30 ngày trời.
3. Thiên Chúa phán dạy cùng Joshua rằng: “Moisen tôi tớ Ta đã qua đời rồi, ngươi hãy sửa soạn đưa dân Ta vượt qua sông Jordan vào miền đất Ta sẽ ban cho chúng. Ta sẽ cho ngươi hết mọi vùng đất mà ngươi đặt chân tới. Đừng sợ, vì Thiên Chúa sẽ ở bên ngươi hết mọi nơi ngươi đi tới.
CÂU HỎI:
1/ Tại sao Moisen không được vào đất hứa?
2/ Moisen chết ở đâu, có gần đất hứa không ?
3/ Chúa hứa cho Joshua như thế nào?
B. HỌC HỎI PHONG TRÀO:
ĐIỀU LUẬT 3
Ấu Nhi Thánh Giá Chúa nằm.
Nhìn lên phấn khởi, chuyên cần hy sinh.
GIẢI NGHĨA:
Trong thời Do Thái, hình phạt nặng nhất đối với tội nhân là chết treo trên cây gỗ. Hành tội kiểu đó mà chưa chết thì người ta đánh dập ống chân cho chóng chết. Chúa Giêsu không có tội gì, nhưng Người đã sẵn sàng chịu mọi khổ hình và hy sinh đến chết trên Thánh Giá vì tội lỗi nhân loại.
Từ đó cây Thánh Giá biến thành tấm gương hy sinh cao cả cho nhân loại noi theo. Xưa dân Do Thái lỗi phạm, Chúa cho rắn độc cắn chết, nhưng Người lại truyền cho Moisen làm con rắn đồng treo lên cây Thánh Giá để ai tin tưởng nhìn vào thì được Chúa chữa lành.
Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể cũng dùng Thánh Giá làm biểu tượng cho sự hy sinh, hãm mình của mọi đoàn viên, làm dấu chỉ chiến thắng vinh quang cùng với Chúa Giêsu. Do đó, mỗi khi gặp trái ý, đau khổ, bị cám dỗ, em hãy nhìn lên Thánh Giá cứu độ của Chúa để được Chúa gìn giữ, được can đảm thắng lướt mọi khó khăn và được bền vững, sẵn sàng hy sinh hơn vì Chúa.
Em hãy học thuộc lời ca tâm niệm này:
Ấu Nhi Thánh Giá Chúa nằm,
Nhìn lên phấn khởi, chuyên cần hy sinh.
CẦU NGUYỆN:
Cho các em dịch lời cầu nguyện sau đây, học thuộc rồi cùng nhau đến trước nhà chầu cầu nguyện:
CHUAS CUWUS CON THOATS GOONG CUMQ TOOIJ LOOIX. BAWNGQ HY SINH BAWNGQ DDAU KHOOZ NHUCJ NHAWNQ. XIN GIUPS CON THEO LOOIS CHUAS KHUYEEN RAWN. LAMQ MOON DDEEJ SAWNX SANGQ OOM THANHS GIAS.
C. ĐỜI SỐNG TÔN GIÁO:
Ý NGHĨA VIỆC XÔNG HƯƠNG
Theo Thánh kinh, từ thời nguyên thủy ta đã thấy Chúa dạy con ông bà Adam dâng của lễ cho Chúa bằng cách đốt của lễ cho hương khói thơm tho bay lên tận trời cao. Suốt thời gian Cựu ước, việc đốt của lễ dâng cho Chúa là một việc tôn thờ đẹp lòng Chúa. Bởi đó Thánh vịnh có viết: “Xin cho lời con nguyện cầu được như hương thơm bay lên trước tôn nhan Chúa”. Qua thời Tân ước Chúa Giêsu lấy chính thịt  máu mình làm của lễ trên bàn thờ Thánh Giá.
Giáo Hội xông hương trên lễ vật, trên bàn thờ để thánh hoá lễ vật được hiến dâng đáng Chúa chấp nhận. Những lễ vật ấy tượng trưng cho công lao khó nhọc, do sự hy sinh từ bỏ tội lỗi và lòng chân thành sống thiện của giáo hữu dâng lên tôn thờ Thiên Chúa.
     Mỗi khi Cha xông hương bàn thờ và lễ vật, em hãy lấy hết tâm tình sốt sáng và chân thành dâng lên Chúa như để của lễ lòng thành của em được như  hương thơm bay lên cùng Chúa.

D. ĐỜI SỐNG ĐỨC DỤC:
BỔN PHẬN ĐỐI VỚI XÃ HỘI
Mọi người sống chung với nhau thành một xã hội. Gia đình là một xã hội nhỏ nhất. Xóm làng gồm những gia đình bà con thân thuộc, họ xa họ gần là một xã hội lớn hơn. Tỉnh thành, quốc gia gồm những người cùng một dân tộc cũng là một xã hội. Xã hội lớn nhất gồm mọi người trong thế giới.
Xã Hội giúp ta rất nhiều công việc, thì ta cũng phải tìm cách giúp lại xã hội, phải làm ích cho xã hội. Bất cứ làm việc gì, nghề nông hay thương mại, làm nhân công hay làm lính… Ta cũng phải làm cho hết bổn phận, không thờ ơ chểnh mảng để khỏi mang tiếng là lười biếng. Không gian dối để khỏi mang tiếng là bất lương. Phải tìm cách làm việc cho hoàn hảo, để thêm ích cho ta và thêm lợi cho xã hội.
GÓP Ý:
1/ Trưởng hãy giải nghĩa cho các em chữ khó.
2/ Cho em kể tên các nghề, các công việc trong xã hội.
3/ Hỏi ý kiến xem các em thích nghề gì, cho lời khuyên, khen khi biết chọn nghề.
4/ Muốn giỏi nghề phải làm gì?
5/ cho viết: Trăm hay không bằng tay quen.
E. SINH HOẠT CHUYÊN MÔN:
TRÒ CHƠI:
THÁM SÁT ĐẤT HỨA.
Ý NGHĨA TRÒ CHƠI:
Khi ông Joshua làm thủ lãnh dân Chúa thay cho ông Moisen, ông triệu tập toán quân thám sát thuộc các chi tộc lại và cho họ đi quan sát vùng đất Canaan. Họ ra đi trong âm thầm và ghi nhận tất cả những gì họ thấy nơi đất này rồi về báo cáo cho ông Joshua để ông lập kế hoạch chiếm thành.
CÁCH CHƠI:
Chọn một đội làm quân đội thành Canaan ẩn nấp trong các thành luỹ Canaan (trong khu rừng). Các đội khác làm các đội thám tử Do Thái lén lút vào thành để dò xét các thành luỹ của quân đội Canaan.
Quân thám tử Do Thái phải ghi rõ nơi đồn luỹ mình thấy quân đội Canaan đang ở và ghi rõ tên người ở trong đó. Rồi lui về báo cáo cho Đội Trưởng. Quân Canaan cũng ghi rõ tên và quân phục mà lính Do Thái mặc. Mỗi toán quân Do Thái có một Huynh Trưởng làm trọng tài đi theo Đội Trưởng. Sau một hồi do thám mà quân Do Thái không tìm ra chính xác được người nào sẽ bị thua.
VỆ SINH:
MÓNG TAY, MÓNG CHÂN
GIỮ RĂNG CHO TỐT
1/ MÓNG TAY, MÓNG CHÂN:
Điều khó cho em nhất là giữ cho móng tay móng chân luôn sạch, vì em chơi đùa, chạy nhảy suốt ngày, khiến các thứ dơ bẩn, đất cát chui vào các khe tay, kẽ chân. Lại càng dơ hơn nữa khi em để nuôi móng tay dài, để móng chân phù thuỷ mà không săn sóc.
Để thân thể được sạch sẽ, khỏe mạnh, chân tay khỏi nên hang chứa vi trùng, em phải cắt móng tay, móng chân ngắn gọn, đẹp mắt. Lại phải rửa chân tay hàng ngày, nhất là sau khi chơi về.
2/ HÀM RĂNG TỐT:
Em thường nghe ba má nói rằng “Cái răng cái tóc là góc con người”. Thực tế, vẻ đẹp căn bản của con người căn cứ vào mái tóc mịn màng và hàm răng nõn nà, đều đặn, xinh xắn.
Em thường thấy có nhiều bộ răng khác nhau: răng khểnh hay răng khập khễnh, răng hô, răng vổ hay răng che mưa, răng sún, răng cải mả hay răng vàng màu nước dưa, răng bừa, răng sữa, răng ngọc ngà…. Em thích loại răng nào? Chắc chắn em thích có một hàm răng trắng và đều đặn. Muốn được như thế, em phải gìn giữ hàm răng cẩn thận bằng cách: Đánh răng hằng ngày trước khi đi ngủ và sau bữa ăn. Đánh bên ngoài, bên trong hàng răng, đánh mặt trên, mặt dưới hàng răng, để đồ ăn không còn dính lại làm hư răng.
Em cũng không nên cắn những vật rắn chắc, vì dễ làm mẻ răng; không nên ăn vặt, nhất là kẹo, kem, nước đá… các đồ này rất dễ làm hư răng. Nên bảo vệ răng vì đau răng khổ lắm em ơi.
GÓP Ý:
Trưởng hãy giải nghĩa cho các em về hình thức mất vệ sinh về tay chân. Các loại răng hư vì thiếu săn sóc và đề phòng. Trình bày cách đánh răng đúng phương pháp… Để giúp các em tự săn sóc răng của mình.
MỘT ĐỀ NGHỊ: VỚI CÁC TRƯỞNG
1/ Thỉnh thoảng các Trưởng nên tổ chức cho các em một buổi thám du với mục đích tạo cho các em có dịp sinh hoạt học hỏi chung với nhau, luyện giác quan làm việc và nhất là giúp các Trưởng hiểu biết tâm tính các em nhiều hơn, để việc giáo dục và hướng dẫn đạt nhiều kết quả.
2/ Tổ chức như vậy Đội Trưởng phải lập một chương trình chi tiết với đầy đủ những gì Trưởng muốn dạy, muốn biết. Đại để chương trình như sau:
a/ Tập họp, điểm danh, cho biết lộ trình.
b/ Cho khởi hành bằng một trò chơi.
c/ Thực hiện các nghi thức và chương trình sinh hoạt khi tới nơi: Làm hàng, chào cờ, tập hát, ôn luyện học hỏi, các bài suy niệm, thánh kinh, các trò chơi, bài ca, tiếng reo, điệu vũ… sẽ được dùng trong lần thám du này.
d/ Cuối cùng trước khi hồi quân nên điểm danh, báo cáo công việc, nhận xét và khen thưởng, làm vệ sinh…

BÀI THỨ NĂM
A. HỌC HỎI THÁNH KINH:
TIẾN VÀO ĐẤT JORDAN
1. Thành phố đầu tiên Joshua dặt chân là thành Jêricô. Ông đặt hòm bia giao ước tại Gilgal và đẩy quân tiến sâu hơn vào chiếm đất Canaan.
2. Đóng trại trên cánh đồng Jêricô, dân Do Thái mừng lễ vượt qua. Cũng từ ngày đó manna không xuất hiện nữa; vì dân Chúa có thể dùng ngũ cốc của xứ Canaan.
3. Sau đó Joshua dồn quân về phía Nam và phía Đông đánh chiếm các thành thị. Đất hứa Canaan được chia thành 12 tộc. Tên các tộc hầu hết lấy tên các tộc của 12 con ông Jacob.
B. HỌC HỎI PHONG TRÀO:
ĐIỀU LUẬT THỨ 4
Ấu Nhi nhờ Mẹ đinh ninh,
Quyết làm gương sáng xứng danh Tông đồ.
GIẢI NGHĨA:
Điều luật thứ 4 của Phong trào nhắc nhở em phải luôn luôn coi mình là một người con nhỏ, đầy tin tưởng , phó thác và nhờ cậy Mẹ che chở, cứu giúp.
Chuyện kể rằng trong xóm anh ở có cu Tí lên sáu tuổi rồi mà chẳng chịu mặc quần áo gì cả. Em lại hay ra chơi trước cửa nhà, doạ em nhiều lần cũng không có kết quả. Hôm đó anh đang cầm kéo tỉa cây trước nhà, cu Tí vui cười chạy ra đùa dỡn, thừa lúc đang vui, một tay anh cầm chân cu Tí, một tay giơ kéo lên dọa: A, cu Tí không mặc quần anh phải cắt “chim”. Cu Tí tưởng thật, vừa khóc vừa vùng vẫy chạy thoát thân. Anh giả dậm chân chạy đuổi, cu Tí lại càng sợ, khóc thét lên cầu cứu mẹ. Bà Tám đứng xa xa thấy vậy cười vui, chạy lại cứu Tí. Vừa được mẹ ôm vào lòng, cu Tí lại cười khì như chẳng có chuyện gì xảy ra. Anh cầm kéo đến bên dọa, Tí cũng chẳng sợ nữa, chỉ dụi mặt vào vú mẹ làm lơ. Hôm sau cu Tí mặc quần áo đẹp, thấy anh nó chạy lại khoe: Tí mặc quần áo đẹp nè, đừng cắt chim Tí nghe. Anh đáp lại: OK, đẹp rồi. Từ đó không bao giờ Tí cởi truồng nữa.
Đặt hết niềm tin tưởng vào sự che chở, bảo vệ của mẹ, cu Tí an tâm chẳng lo ngại gì. Là Ấu Nhi Thánh Thể, các em còn phải phó thác, cậy tin vào Đức Mẹ hơn nữa. Từ lần dọa dẫm ấy, cu Tí lại hãnh diện mình mặc đẹp để người khác khen. Là Ấu Nhi các em cũng phải luôn làm lành, làm tốt để trở thành tấm gương tốt cho các bạn noi theo.
C. ĐỜI SỐNG TÔN GIÁO:     
Ý NGHĨA DÙNG NƯỚC THÁNH
Nước Thánh là gì?
Nước Thánh hay nước phép là nước đã được Linh mục dùng quyền năng Chúa ban mà thánh hoá nước nên tinh sạch để những người tin tưởng dùng nước thánh này sẽ được Chúa ban ơn phúc và khử trừ những sự dữ.
Lấy nước Thánh làm dấu để làm gì?
Lấy nước Thánh làm dấu Thánh Giá trên mình hay rẩy vào người khác, là để xin Chúa tha thứ lỗi lầm đã phạm và thánh hoá thân xác chúng ta, cùng xin Ngài chúc phúc và ban ơn để ta sống xứng đáng làm con Chúa. Lấy nước Thánh làm dấu cũng là để nhắc ơn Bí Tích rửa tội Chúa đã nhận chúng ta làm con cái Ngài.
Rẩy nước Thánh trên các đồ vật, nhà cửa, xe cộ… là xin Chúa xua đuổi sự dữ ra khỏi sự vật ấy và nhận làm của Chúa ban, Chúa chúc lành, để khi dùng đến thì được Chúa chúc phúc và gìn giữ.
D. ĐỜI SỐNG ĐỨC DỤC:     
TINH THẦN TƯƠNG TRỢ
Xưa có ông Lý Ba cậy mình giàu có nên chê hết mọi người. Một hôm ông nằm chiêm bao thấy:
Người làm ruộng đến bảo rằng: Từ nay tôi không làm gì nữa, ông hãy đi mà gieo mạ, làm cỏ, gặt lúa, sàng sẩy lấy gạo mà ăn. Người thợ dệt bảo ông rằng: Ông hãy tự dệt vải, may áo mà mặc. Bác thợ nề cũng bảo rằng: Ông hãy xúc cát trộn hồ, xây lấy nhà mà ở. Nói rồi mỗi người đi một ngả.
Ông Lý Ba đứng chơ vơ một mình , kêu trời kêu đất cũng chẳng ai nhìn tới. Trái lại, chỉ thấy lũ hùm beo xông tới đòi ăn thịt ông. Sợ hãi kinh hoàng, ông bỏ chạy vội vàng khiến vấp phải đá, té nhào đi mấy vòng.
Ông giật mình tỉnh dậy thì mặt trời đã lên cao. Ngoài đường người ta đang tấp nập đi làm. Lúc ấy ông mới biết là trời trách mình qua giấc chiêm bao. Từ đó ông tỉnh ngộ, để lòng mến thương mọi người làm nghề, làm việc.
GÓP Ý:
1/ Giải thích câu chuyện cho các em hiểu rồi đặt câu hỏi để các em trả lời.
2/ Kể tên các nghề trong xã hội mà em biết.
3/ Kể tên các nghề xấu trong xã hội mà em phải tránh.
4/ Em phải xử thế nào với người làm việc vất vả, nặng nhọc?
5/ Em sẽ chọn nghề nào để làm ích cho đời?
6/ Cho em tập viết câu:
PHẢI KÍNH TRỌNG NGƯỜI LÀM CÔNG
E. CHUYÊN MÔN SINH HOẠT:
KHÁI NIỆM VỀ MOORSE
Moorse là một tín hiệu người ta dùng thay cho chữ viết để truyền tin cho nhau khi ở xa.
Tín hiệu này do ông Samuel Moorse người nước Anh sáng chế ra khi ông đang làm nghề hàng hải (đi biển). Ông nghĩ ra cách dùng cái dấu chấm, dấu gạch (gọi là tích, tè) làm kí hiệu thay cho các mẫu tự A, B, C (các chữ căn bản) để truyền tin tức bằng điện cho các thuyền buôn bạn hầu tránh khỏi bọn cướp biển làm hại.
Các tín hiệu tích, tè được hoán vị (xếp đặt thay đổi vị trí) cho mỗi mẫu tự (không dùng quá 4 ký hiệu cho một mẫu tự).
Tín hiệu Moorse ngày nay được truyền đi bằng nhiều cách như: còi, cờ hiệu, tiếng trống, đèn pin, lửa và khói… Tín hiệu Moorse cũng được dùng dưới hình thức mật thư, vô tuyến điện nữa. Tín hiệu Moorse là một trong các chuyên môn sa mạc được Thiếu Nhi Thánh Thể sử dụng để giúp cho việc học hỏi và sinh hoạt thêm phong phú, tươi vui.
Hôm nay các em học các chữ sau đây:


TRÒ CHƠI:
CHIẾM THÀNH JERICO
LƯỢC TRUYỆN:
Theo lệnh của Joshua, dân Do Thái vượt qua sông Jordan chiếm thàng Jêricô. Chúa lại cho nước sông rẽ ra cho dân Ngài đi qua. Sau khi qua sông, ông Joshua truyền cho dân đi vòng quanh thành mỗi ngày một lần. Riêng ngày thứ 7 phải đi vòng quanh 7 lần và la hét thiệt to, thổi kèn inh ỏi. Bỗng chốc các tường thành sụp đổ xuống, dân Do Thái tràn vào giết hết mọi người trong thành bất kể đàn bà, con trẻ.
TRÒ CHƠI:
- Chia đoàn thành 2 phe bằng nhau.
- Phe Canaan bảo vệ. Phe Do Thái phá thành.
- Phe Canaan xếp thành 2 vòng tròn, bá vai nhau và quay mặt ra ngoài làm trấn luỹ bảo vệ.
- Giữa vòng tròn để chậu nước.
- Phe Do Thái ở ngoài cố gắng lọt qua thành lũy để đánh đổ chậu nước. Trong thời gian hạn đinh mà không làm đổ được chậu nước là thua. Hoặc bị phá vòng vây, đổ nước là thua.
CON THỎ
Cho các em đứng thành hình bán nguyệt để dễ kiểm soát. Trưởng nhắc các em: Miệng phải nói và tay phải làm cử điệu theo như miệng nói chứ không theo Trưởng làm. Sau đó tập một vài lần để các em biết cử điệu.
Trưởng: Con thỏ, con thỏ.
Các em: Miệng nhắc lại, tay chỉ lên trời.
Trưởng: Ăn cỏ, ăn cỏ.
Các em: Nhắc lại, tay chỉ xuống đất.
Trưởng: Uống nước, uống nước.
Các em: Nhắc lại, tay phải đưa lên miệng.
Trưởng: Vô hang, vô hang.
Các em: Nhắc lại, hai tay chỉ vào tai.
Trưởng nói lại nhưng nhanh hơn và làm khác cử điệu, trong khi các em phải làm đúng như miệng nói. Ai làm sai phải ngồi  xuống.

BÀI THỨ SÁU
B. HỌC HỎI THÁNH KINH:
PALESTINE SAU CÁI CHẾT CỦA JOSHUA
1. Sau cuộc chiếm cứ đất hứa, Joshua con ông Nun qua đời, hưởng thọ 110 tuổi. Ông được chôn cất tại Timna, phía Bắc ngọn núi Gaash.
2. Thời gian chinh phục đất đai của ông Joshua được gọi là thời Quan án. Dân Do Thái không có vua như các nước khác, vì Thiên Chúa là vua của họ và hòm bia giao ước là liên giao của Ngài với dân chúng.
3. Thời Quan án có 12 vị như Othniel, Ehus, Barak, Gildeon, Jephthah, Samaon… Các Quan án nổi hơn là Jildeon, Eli và Samuel.
B. HỌC HỎI PHONG TRÀO:
ĐIỀU LUẬT THỨ 5
Ấu Nhi mọi việc nhỏ to.
Tinh thần vâng phục chuyên lo đậm đà.
GIẢI NGHĨA:
Điều luật thứ 5 nhắc nhở em về việc thánh hoá các công việc hằng ngày em làm. Dù việc nhỏ như rót nước cho má, chơi với em, chào hỏi khi ba má đi làm về… Hoặc các việc lớn như dọn bàn ăn, thu dọn phòng ngủ, quét nhà, đi ngủ đúng giờ… em làm với tâm hồn sẵn sàng, với vẻ mặt tươi tỉnh, với dáng điệu mềm dẻo, nhanh nhẹn… Tất cả em làm vì yêu mến Chúa Mẹ và vì tình con thảo với ba má, ông bà. Không vì lý do gì mà từ chối, trốn việc, dừa cho người khác. Không vì lý do em không làm được.
Giờ đây các em cùng nhắc lại điều luật này để khỏi quên nghĩa vụ một Ấu Nhi ngoan.
C. ĐỜI SỐNG TÔN GIÁO:
CHẦU THÁNH THỂ
Có 3 cách chầu Thánh Thể:
1/ VIẾNG CHÚA:
Mọi người đến quì trước Nhà Chầu (không mở cửa) hát bài kinh Thánh Thể Chúa rồi âm thầm cầu nguyện.
2/ MỞ CỬA NHÀ CHẦU:
Cách chầu này trang trọng hơn, có Linh Mục mặc áo các phép ra mở cửa nhà chầu. Mọi người cúi đầu thờ lạy Chúa và hát bài kinh Thánh Thể, trong khi đó cha xông hương Thánh Thể Chúa. Sau đó mọi người làm giờ Thánh đối đáp hoặc đọc kinh Mân Côi, hoặc yên lặng cầu nguyện. Sau cùng cha ra ban phép lành Mình Thánh trước khi bế mạc.
3/ ĐẶT MẶT NHẬT CHẦU:
Mặt Nhật là vật dụng chứa đựng Mình Thánh Chúa, đặt trên bàn thờ để mọi người hướng về thờ lạy Chúa. Mặt Nhật được làm giống hình ảnh mặt trời toả sáng gọi là hào quang.
Chầu kiểu này gọi là chầu trọng thể trong các dịp đại lễ. Linh Mục cũng mặc như cách chầu thứ 2 khi ra mở cửa nhà chầu. Nhưng khi ra ban phép lành Mình Thánh bế mạc, cha sẽ mặc thêm áo choàng ngoài nữa.
D. ĐỜI SỐNG ĐỨC DỤC:
ĂN Ở NGAY THẲNG, THẬT THÀ
Xưa có ông vua, một hôm đi săn bắn với các quan, trời nắng quá, lại đi lâu nên ai nấy đều mệt và khát nước. Gần nơi săn bắn có một vườn cam rất nhiều trái chín. Viên quan hộ vệ xin phép vua vào hái để vua dùng cho đỡ khát. Vua không ban phép, lại còn dạy rằng: “Vườn cây người ta trồng  với bao công lao vun xới, sao lại vào lấy không? Và nữa ta có ăn một trái, nhưng còn bao nhiêu quân đi theo, dĩ nhiên cũng khát, cũng cần giải khát; như vậy thì còn gì là vườn cam của người ta nữa”.
Vua xử như thế thật là hợp lẽ công bình. Biết trọng của người như của mình là một đức tính tốt.
GÓP Ý:
Của cải ai có người ấy có quyền chi dùng, có quyền để dành. Em không nên đụng đến của người ta. Em vẫn nghe ba má dạy rằng: “Của ai người ấy dùng”, đó là đức tính tốt em cần tập.
Những kẻ đi ăn cắp, ăn trộm, đổi giá tiền trên đồ, hàng, lừa dối người ta… là những kẻ sống không lương thiện, đáng khinh, đáng ghét.
Em phải học điều tốt này là cái gì không phải của mình thì đừng đem lòng ham muốn, vì lấy của người khác là trái với đức công bằng.
Ấu Nhi ngay thẳng thật thà,
Của người không lấy của nhà không chê.
E. SINH HOẠT CHUYÊN MÔN:
TẬP GHI NHẬN MOORSE
(Trưởng đánh chậm cho các em nhận quen các chữ đã học trong tuần trước).
1. cho tôi cái chai bia.
2. Ôn hát để thi.
3. Cần một em tới để nhận banh.
4. Đem tờ ghi tới cha để chấm điểm.
5. Hỏi ai có tóc dài nhất cho tôi một sợi.
6. Đói ghê có chi ăn chưa.
7. Gần tới giờ cơm.
8. Mỗi đội tìm một cái càng cua bên bờ sông đem tới cho anh bảo chọc chơi.
GHI SỐ NHÀ VÀ ĐIỆN THOẠI
Em thường xem thấy các thư từ, giấy tờ của nhà thờ, trường học hay công, tư sở… người ta để tên và số nhà cũng như số điện thoại ở góc phải phía trên tờ giấy. Nhìn vào đó em biết được thư ấy từ nơi nào gửi tới.
Cách xuống 3 hàng em thấy tên và địa chỉ người nhận thư. Bên góc phải tờ giấy là ngày tháng viết thư.
Cách xuống 1 hàng nữa em thấy lời xưng hô trọng kính đối với người nhận.
Cách xuống 1 hàng nữa em thấy nội dung lá thư. Sau cùng là lời chúc và chữ ký của người viết thư.


VŨ ĐIỆU:
A.   Đứng vòng tròn, tay trái trên hông, quay mặt vào giữa, tay phải chỉ xuống đất theo nhịp.
B.   Hai tay đưa từ trên xuống.
C.   Hai tay ngửa ra đưa dần lên.
D.   Như A.
E.    Quay ra ngoài chỉ xuống đất.
F.    Tay vẽ 3 vòng tròn.
G.   Như C.
H.   Hai tay đẩy ra đẩy vào.

BÀI THỨ BẢY
A. HỌC HỎI THÁNH KINH:
CHUYỆN ÔNG SAMSON
1. Suốt thời gian bốn mươi năm nô lệ người Philitinh. Giữa chi họ Dan có ông bà Mao, già rồi mà chưa có con. Hôm ấy Thiên thần hiện đến báo tin cho bà rằng bà sẽ sinh con.
2. Ít lâu sau ông bà Mao sinh hạ được một mụn cưng, đặt tên là Samson. Samson mỗi ngày một cao lớn, lại có sức khỏe mạnh hơn cả sư tử. Ông bà chẳng hề cắt tóc cho cậu. Vào tuổi trưởng thành Samson đem lòng yêu thương Dêlia, đứa gái ngoại đạo Philitinh.
3. Bọn thủ lãnh Philitinh muốn giết Samson nên đến mua chuộc Dêlia rằng: “Xin cô dò hỏi xem bởi đâu mà Samson khoẻ như vậy, biết được chúng tôi sẽ biếu cô 700 lạng vàng”.
B. HỌC HỎI PHONG TRÀO:
ĐIỀU LUẬT THỨ 6
Ấu Nhi đằm thắm nết na.
Nói năng hành động nõn nà trắng trong.
GIẢI NGHĨA:
Điều luật thứ 6 nhắc nhở em về cách thực hành phép lịch sự. Khi nói năng và cư xử với mọi người.
1. Khi nói với người trên:
* Luôn có lời thưa hỏi dịu dàng:
  - Thưa ba, thưa má, thưa chị, thưa Trưởng…
- Xin phép bà, xin phép chú cháu đi.
* Luôn đáp bằng tiếng dạ, vâng. Dạ thưa bác…
* Xong việc rồi luôn có lời cám ơn
* Tránh nói những lời ngắn cụt. Thí dụ ba hỏi: Con làm gì đó ba nhờ chút… Không trả lời: đang tập viết, đang bận không làm được, OK. Mà phải trả lời: Thưa ba con đang tập viết. Xin lỗi ba con vội làm bài quá không giúp ba được.
2. Khi nói với người ngang hàng:
* Nên dùng lời thanh nhã, lịch sự đúng bậc.
Tiếng CẬU: có vẻ trọng bạn hơn tiếng BỒ.
Tiếng BỒ: thân mật hơn tiếng MÀY.
Tiếng CẬU với MÌNH dễ nghe hơn MÀY với TAO.
Tiếng BỒ với TÔI dễ nghe và thân mật hơn.
Tiếng BỒ với MÌNH dễ nghe và thân mật hơn.
C. ĐỜI SỐNG TÔN GIÁO:
Ý NGHĨA VIỆC DÂNG LỄ VẬT TRONG THÁNH LỄ
Thánh Lễ là cách phụng thờ Thiên Chúa trọn hảo nhất, vì trong Thánh Lễ người Kitô hữu được nghe chính lời Chúa nói với họ, chỉ dạy họ cách sống đạo và thực hành ý muốn của Ngài.
Sau đó họ cùng nhau dâng tiến Chúa lễ vật lòng thành là bánh miến, rượu nho (thứ bánh rượu xưa kia chính Chúa Giêsu đã dùng để dâng lên Chúa Cha) cùng với những đồng tiền do công lao khó nhọc họ làm ra và hợp cùng Chúa Giêsu hy sinh trên Thánh Giá làm lễ chuộc tội trần gian. Như vậy lễ vật này đã trở nên của lễ có giá trị vô cùng.
Do đó khi dự lễ, em phải nghiêm trang, sốt sáng và hoà hợp trí, lòng với lời kinh nguyện và Chủ Tế mà hân hoan ca tụng, ngợi khen và tôn thờ Chúa cho xứng đáng.
D. ĐỜI SỐNG ĐỨC DỤC:
LÒNG THƯƠNG NGƯỜI
Thương người còn gọi là nhân ái, là từ thiện nữa. Người có lòng nhân ái thì thương yêu hết mọi người. Họ rất sẵn sàng ra tay giúp đỡ và an ủi người ta mà không đòi đền ơn trả nghĩa. Người có lòng nhân ái thì rộng lòng bố thí, giúp người thiếu thốn, che chở người bị áp bức, an ủi kẻ âu lo và lòng họ tràn đầy hạnh phúc khi họ làm được nhiều điều thiện.
Nếu em muốn nên con riêng của Chúa, em cần phải sống đời bác ái, yêu thương và chia sẻ với mọi người. Khi bố thí em phải cho cách tự nhiên, không câu kỳ, khoe khoang. Không cứ cho ít hay cho nhiều miễn là em có lòng thành thực, biết xót thương thì mới trọn nghĩa bố thí.
TÍCH TRUYỆN:
CHO CƠM ĐƯỢC VÀNG
Xưa có bà lão ăn mày, mắt loà, chân yếu, chống gậy đến nhà bà Thiện xin cơm ăn. Bà Thiên ra tận cổng dẫn vào nhà, rồi vét hết phần cơm còn lại trong nồi đem ra cho bà lão ăn. Vừa đưa bát cơm bà vừa nói: “Mời bà dùng bát cơm này cho đỡ đói. Tôi cũng nghèo khó, chẳng có gì, nhưng trời còn cho tôi mạnh chân khoẻ tay thì còn kiếm được của ăn. Bà đừng ngại”.
Vừa nói xong lời đó, bà ăn mày liền biến thành bà tiên đẹp đẽ và phán rằng: “Ta được trời sai xuống thử lòng ngươi. Ta biết ngươi rất thành thật và đầy lòng bác ái, nên ngươi đáng được Trời thưởng. Hãy vào trong bếp, mở nồi cơm ra thì biết”. Thi hành xong lệnh trời, bà tiên biến đi.
Bà Thiện vào bếp, mở vung nồi ra thấy đầy một nồi vàng. Bà quì xuống tạ ơn trời đã thương kẻ có lòng ngay thật. Thế mới hay “ở cho nhân ái, trời thương mấy hồi”.
GÓP Ý:
1/ Thế nào gọi là bố thí?
2/ Khi làm việc bố thí cần phải thế nào?
3/ Bà Thiện có tấm lòng thế nào?
4/ Lấy các chữ dưới đây điền vào các chỗ trống cho hợp nghĩa:
Thương người, Sẵn sàng, Bác ái, thiệt hại.
Người có lòng .… là người hay nghĩ đến người khác. Họ …. Cho những gì mình có, dù có phải …. cho mình. Vì họ nghĩ rằng họ phải …. như thể thương thân.
5/ Tập viết:
CỦA ÍT LÒNG NHIỀU.
THƯƠNG NGƯỜI NHƯ THỂ THƯƠNG THÂN.
E. SINH HOẠT CHUYÊN MÔN:
GỌI ĐIỆN THOẠI
Có nhiều cách truyền thông như: Điện tín, Truyền hình, Radio, truyền thanh…. Nhưng điện thoại là phương tiện truyền thông nhanh và tiện lợi nhất cho mọi gia đình.
Điện thoại được gắn khắp nơi. Từ trong sở làm, đến nơi công cộng, từ nhà bếp đến phòng ngủ…. Chỗ nào cũng có.
Khi dùng điện thoại em cần chú ý các điều sau đây:
1/ Khi nghe:
- Phải dùng lời lịch sự để hỏi cũng như để trả lời. Thí dụ: Alô! Cháu là (Lan Hương) đây ạ. Xin lỗi ai ở đầu dây đấy ạ? Dạ thưa (bác, ông, anh, chị…) muốn gặp ai? Xin (bác, ông, anh…) chờ một chút để cháu đi gọi ạ; hoặc: Thưa (bác, ông, anh…) ba má cháu đi làm… đến 2 giờ mới về, xin bác gọi lại cho ba má cháu. Hoặc xin (bác, ông, anh…) cho cháu số điện thoại để ba má cháu gọi lại.
2/ Khi nói chuyện:
- Không nên nói dài, nói lâu giờ trên điện thoại, để tránh trường hợp người khác gọi tới.
- Không nên nói gắt, nói to tiếng… nhất là khi không vừa ý mình.
- Không nói nhỏ quá để người nghe khỏi phải cố gắng.
- Khi không muốn nói nữa hoặc khi “cúp” điện thoại cũng phải dùng lời nói lịch sự, lễ phép mà từ chối kèm theo lời chào biệt.
3/ Luôn có sổ ghi số điện thoại của gia đình, nhà trường, nhà thờ, cảnh sát, nhà thương cấp cứu, sở cứu hỏa… để dùng khi cần thiết.
LỜI DẶN:
Đối với các Ấu Nhi:
- Các em rất dễ nhớ, nhưng cũng rất mau quên.
Công việc của Trưởng:
- Là phải nhắc lại những gì đã dạy.
Định luật của ký ức:
- Là nhắc lại nhiều lần.
BĂNG REO:
SÚNG THẦN CÔNG
TRƯỞNG: Quân ta bắn phá thành Giricô.
Tất cả: Bắn phá! Bắn phá! (Vừa nói vừa đứng dạng chân lấy  trung bình tấn. Hai tay nắm lại thành cây súng, giơ cao trước mặt).
TRƯỞNG: Quay súng sang phải.
Tất cả: (Nhắc lại lời Trưởng đồng thời gạt tay súng sang bên phải).
TRƯỞNG: Quay súng sang trái.
Tất cả: (Nhắc lại lời Trưởng đồng thời gạt tay súng về bên trái).
TRƯỞNG: Dương lên cao.
Tất cả: (Nhắc lại và nâng cao tay súng lên trên đầu).
TRƯỞNG: Hạ xuống thấp.
Tất cả: (Nhắc lại và hạ tay súng xuống ngang đầu gối).
TRƯỞNG: Nheo.
Tất cả: (Nhắc lại và đưa tay súng vào ngang mặt để nhắm).
TRƯỞNG: Khai hoả.
Tất cả: Đùng! Đùng! Đùng! (Mọi người kéo tay súng sát ngực rồi đẩy mạnh ra).
CỨU THƯƠNG:
BĂNG ĐẦU BẰNG KHĂN QUÀNG
Khi băng vết thương trên đầu, em phải dùng loại băng vải hình tam giác, giữa có một lớp bông. Trường hợp cấp cứu, em có thể dùng chính khăn quàng của em làm băng.

CÁCH LÀM BĂNG:
1/ Gấp khăn lại thành băng cà vạt.
2/ Đặt chính giữa đáy khăn lên trước trán.
3/ Phủ trùm phần còn lại lên đầu, lấy khăn phủ tới sau gáy.
4/ Đưa hai đầu khăn vòng lại sau gáy, cột lại bằng gút dẹt. Trường hợp khăn quá dài, nút dẹt sẽ làm ở trước trán thay vì sau gáy.
5/ Gập đầu khăn lên phủ kín nút dẹt sau gáy rồi dùng kim lại cho gọn.
CẦU NGUYỆN:
Trưởng viết một lời cầu nguyện ngắn gọn rồi dán vào một gốc cây hay một nơi nào đó. Lời nguyện như sau: “Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, Xin thương đến các Ấu Nhi Việt Nam chúng con”.
Trưởng cũng trao cho mỗi đội một mật thu khác bằng chữ Moorse hay quốc ngữ điện tín có nội dung như sau:
Theo các sợi chỉ màu và các dấu đường, tìm và học lời Chúa trong im lặng. Vào đọc trước Thánh Thể rồi về trình diện Trưởng.
Trước khi đi cầu nguyện, Trưởng dạy cho các em loại mật thư ô vuông và cho các em biết chìa khoá để dẫn vào trò chơi. Sau đó đưa mật thư cho các em dịch để thi hành.
*
A
V
*
U
A
M
*
I
H
C
*
C
T

A
U
H
C
*
I
O
L
I
A
R
T
*
C
O
U
R
T
*
*
O
C
O
H
N
I
R
T
*
E
C
C
S
*
N
A
H
N
O
U
R
V
O
O
*
D
G
N
*
G
*
*
T
*
D
H
C
A
*
H
D
I
E
N
*
I
*
*
A
U
I
*
T
H
E
*
R
O
O
A
C
*
M

L
A
N
G
*
V
A
V
*
D
U
O
N
G
,
*
T
I
M
*
O

T
H
E

=====//////=====
Lm. Giuse Phạm Thanh Minh

0 nhận xét:

Đăng nhận xét