Thứ Ba, 14 tháng 4, 2015

Lòng Thương Xót Chúa. Công Bố mở Năm Thánh Đặc Biệt gọi là: “Năm Thánh Lòng Thương Xót”

CÔNG BỐ MỞ NĂM THÁNH ĐẶC BIỆT GỌI LÀ:
“NĂM THÁNH LÒNG CHÚA THƯƠNG XÓT”
ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ

Công Bố mở Năm Thánh Đặc Biệt gọi là: “Năm Thánh Lòng Thương Xót”
1/ Năm Thánh bắt đầu với việc mở cửa Thánh tại đền thờ Thánh Phêrô vào ngày 08/12/2015 Đại Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, và kết thúc vào ngày 20/11/2016 Đại Lễ Chúa Giêsu Vua Vũ Trụ.
2/ Việc mở Năm Thánh 2015 diễn ra nhân dịp kỷ niệm 50 năm bế mạc công đồng Vatican II vào năm 1965. Điều này thật ý nghĩa, vì Năm Thánh sẽ thúc đẩy Giáo hội tiếp tục công trình mà Vatican II đã khởi sự.
3/ Trong Năm Thánh, các bài đọc Thánh lễ Chúa Nhật của mùa thường niên sẽ được lấy trong Phúc Âm theo thánh Luca, người vẫn được gọi là “ Tác giả Phúc Âm của Lòng Thương Xót”.
Dante Alighieri mô tả Thánh Luca là “người kể lại nét dịu hiền của Chúa Kitô”.
Các dụ ngôn nổi tiếng về lòng thương xót trong Phúc Âm Thánh Luca:
Con chiên đi lạc
Đồng tiền đánh mất
Người cha nhân hậu
4/ Việc long trọng công bố chính thức Năm Thánh diễn ra với việc công bố sắc lệnh tại trước cửa Thánh vào ngày lễ Kính Lòng Chúa Thương Xót, ngày lễ này do Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II thiết lập và cử hành vào Chúa Nhật II Phục Sinh.
5/ Truyền thống Công giáo về Năm Thánh
- Bắt đầu với ĐGH Bonifaxiô VIII vào năm 1300  và Ngài ấn định mỗi thế kỷ sẽ có một Năm Thánh.
- Từ năm 1475, Năm Thánh thường lệ được cử hành mỗi 25 năm.
- Tuy nhiên, khi có một sự kiện có tầm quan trọng đặc biệt, Đức Giáo Hoàng có thể công bố mở Năm Thánh đặc biệt. Cho đến nay đã có 26 Năm Thánh thường lệ được mở, gần đây nhất là Năm Thánh 2000. Việc mở Năm Thánh đặc biệt có từ thế kỷ XVI. Trong thé kỷ vừa qua đã có 2 Năm Thánh đặc biệt:
Năm 1933 do ĐGH Piô XI công bố để kỷ niệm 1900 năm ơn cứu chuộc.
Năm 1983 do ĐGH Gioan Phaolô II công bố vào dịp 1950 năm ơn cứu chuộc.
Như vậy, Năm Thánh luôn là một cơ hội để đào xâu Đức tin và canh tân chứng tá Kitô giáo.
6/ Với “Năm Thánh Lòng Thương Xót” Đức Thánh Cha Phanxicô muốn đặt trọng tâm nơi lòng thương xót của Thiên Chúa, Đấng mời gọi các tín hữu trở về với Người. Gặp gỡ Chúa sẽ giúp chúng ta biết thực thi lòng thương xót.
7/ Lòng thương xót là một chủ đề mà Đức Thánh Cha Phanxicô rất thường nói đến, như thể hiện:
Trong châm ngôn Giám Mục Ngài đã chọn: “Miserando atque Aligendo” (được thương xót và được chọn). Câu này được trích từ bài giảng của Thánh Beda về sự kiện Chúa Giêsu nhìn thấy người thu thuế Matthêu và gọi ông theo Người: Chúa Giêsu thấy một người thu thuế, Người nhìn ông với ánh mắt thương xót và chọn ông. Người nói vói ông: “Hãy theo tôi! Đây là bài giảng tôn vinh lòng thuơng xót của Thiên Chúa”.
Trong buổi đọc kinh truyền tin đầu tiên sau khi được bầu làm Giáo Hoàng, Đức Thánh Cha nói:
- “Dung mạo của Thiên Chúa là dung mạo của một người Cha đầy lòng thương xót, đầy nhẫn nại với chúng ta.”
- “Người thấu hiểu chúng ta, chờ đợi chúng ta và luôn tha thứ cho chúng ta mà không bao giờ mệt mỏi nếu chúng ta chạy đến với Người với tâm hồn sám hối.”
- “Lòng thương xót sẽ biến đổi thế giới. Một chút lòng thương xót thôi cũng làm cho thế giói bớt lạnh lẽo và thêm công chính” (kinh truyền tin 17/3/2013).
Trong buổi đọc kinh truyền tin ngày 11/01/2015  Đức Thánh Cha Phanxicô còn nói: “ngày nay chúng ta rất cần đến lòng thương xót. Điều quan trọng là các tín hữu sống lòng thương xót ấy và đem vào các môi trường xã hội khác nhau. Anh chị em hãy lên đường! chúng ta đang sống trong thời dại của lòng thương xót, đây là thời đại của lòng thương xót”.
Trong sứ điệp mùa chay năm 2015, Đức Thánh Cha cũng bày tỏ: “Tôi mong muốn biết bao rằng: nơi nào Giáo hội hiện diện, đặc biệt là các Giáo xứ và các cộng đoàn của chúng ta, nơi ấy sẽ trở thành những hải đảo thương xót giữa lòng đại dương vô cảm”.
Trong tông huấn Evangelii Gaudium, thuật ngữ “lòng thương xót” cũng được lặp lại nhiều lần.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã ủy thác cho Hội Đồng Tòa Thánh về Tân Phúc Âm Hóa việc tổ chứ Năm Thánh lòng thương xót.
(nguồn: WHĐ)
=====//////=====

Lm. Giuse Phạm Thanh Minh

0 nhận xét:

Đăng nhận xét